Đậu lăng nấu món gì: Bạn đã biết 10+ món với đậu lăng chưa? 

Chúng ta đã quá quen thuộc với các loại hạt như đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan ,..vv là những loại hạt vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Vậy bạn đã bao giờ nghe tới hạt đậu lăng chưa? Đậu lăng là một cái tên còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam, trong bài viết này, Foodexkorea sẽ giúp bạn tìm hiểu về hạt đậu lăng và đậu lăng nấu món gì ngon nhé! 

1. Đậu lăng là đậu gì? 

Đậu lăng là một loại cây họ đậu ăn được thuộc chi Lens. Chúng là một nguồn protein, chất xơ và chất dinh dưỡng thiết yếu tốt. Đậu lăng có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm đỏ, xanh lá cây, vàng và nâu. Chúng có thể được nấu chín và ăn theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như trong súp, món hầm và salad.  Có rất nhiều loại đậu lăng nhưng phổ biến nhất là đậu lăng xanh và đậu lăng đỏ:
  • Đậu lăng xanh: hạt cứng, thời gian nấu lâu (khoảng 40 phút), thường được dùng để làm các món hầm và súp.
  • Đậu lăng đỏ: Hạt mềm, dễ nhuyễn khi nấu, dùng làm các món ninh nhừ hoặc đút lò là thích hợp nhất.

2. Thành phần dinh dưỡng của đậu lăng

Đậu lăng là nguồn cung cấp protein, chất xơ và chất dinh dưỡng thiết yếu dồi dào. Chúng là nguồn protein tốt cho người ăn chay và ăn chay. Đậu lăng cũng chứa ít chất béo và calo. Một chén đậu lăng nấu chín chứa:
  • 18 gam protein
  • 15 gam chất xơ
  • 265 miligam kali
  • 115 miligam magiê
  • 7 miligam sắt

3. Công dụng của đậu lăng với sức khỏe

Đậu lăng có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm:
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Chất xơ trong đậu lăng có thể giúp giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Giúp kiểm soát lượng đường huyết: Chất xơ trong đậu lăng cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Điều này có thể giúp ích cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
  • Giúp duy trì cân nặng: Đậu lăng là một nguồn protein và chất xơ tốt, cả hai đều có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và ăn ít calo hơn.
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Chất xơ trong đậu lăng có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và ngăn ngừa táo bón.
Đậu lăng có tác dụng gì
  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư: Chất xơ trong đậu lăng có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư ruột kết và ung thư vú.
Xem thêm: [ BỎ TÚI ] TOP 10 MÓN ĂN TỪ NẤM BÀO NGƯ NGON NHẤT NĂM 2024

4. Đậu lăng nấu món gì: Bạn đã biết 10+ món với đậu lăng chưa? 

4.1 Cháo gà đậu lăng

Một món cháo đơn giản, cho thêm một ít loại đậu và hạt để cháo thêm bổ dưỡng, tăng cường sức khoẻ cho cả nhà trong mùa dịch, mùa cúm.  Nguyên liệu:
  • 1 con 1 – 1.2kg
  • 2 gạo tẻ : 1 gạo nếp
  • Đậu lăng, hạt quinoa, hạt kê
  • Nấm rơm
  • Rau răm
  • Bắp cải tím, cà rốt
  • Hành tây, hành lá
  • Muối tiêu chanh
  • Gừng
Cách làm: Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
  • Gà rửa sạch với gừng và rượu trắng để khử mùi. 
  • Gạo vo qua với nước. Sau đó rang gạo trên chảo cho vàng thơm. 
  • Các loại hạt nên ngâm khoảng 4 – 6 tiếng trước khi nấu. 
Bước 2: Nấu cháo
  • Cho gà vào nồi áp suất cùng với vài lát gừng, 2 củ hành tím và một ít muối. Sau khoảng 20 phút, xả hơi nhanh và vớt gà ra thau nước lạnh để gà săn lại.
  • Cho cả gạo đã rang và các loại hạt vào nồi áp suất, nấu cùng nước luộc gà. Nấu trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó xả hơi. 
  • Cháo đã chín, cho nấm rơm vào, chỉ đun sôi bình thường. Sau đó, nêm nếm cho vừa ăn, thả đầu hành vào cho thơm.
Bước 3: Món gỏi đi kèm
  • Bắp cải tím, cà rốt, hành tây bào mỏng. Riêng với hành tây, cho hành tây vào thau nước đá khoảng 10′ sẽ giòn hơn.
  • Dùng phần ức gà xé thành miếng vừa ăn, rau răm xắt khúc. Cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào âu, trộn cùng muối tiêu chanh cho đều và nêm nếm cho vừa ăn. 
Bước 4: Hoàn thiện, thưởng thức
  • Múc cháo ra bát, rắc thêm chút hạt tiêu là có thể thưởng thức. Khi ăn, nên ăn kèm món gỏi cho đủ dinh dưỡng. 

4.2 Sữa hạt đậu lăng

Dưới đây là một số công thức mix hạt với đậu lăng, cho ra món sữa hạt đậu lăng vô cùng thơm, béo và đầy đủ chất dinh dưỡng:  Sữa hạt đậu lanh
  • Sữa hạt đậu lăng – đậu gà – óc chó
  • Sữa hạt đậu lăng – quinoa – hạt óc chó
  • Sữa hạt đậu lăng – hạnh nhân – yến mạch
  • Sữa hạt đậu lăng – mè đen – macca
  • Sữa hạt đậu lăng – đậu phộng – bí đỏ
Tất cả bạn sơ chế sạch, ngâm kĩ (với hạt cần ngâm), cho vào máy sữa hạt nấu là hoàn thành. 
Xem thêm: CÁCH NẤU LẨU CHÁO – MÓN ĂN VỪA LẠ MÀ BỔ DƯỠNG NHẤT HIỆN NAY

4.3 Ram chay đa sắc cuốn rau sống

Phần ram:  Nguyên liệu: 
  • 1/2 chén súp đậu lăng đỏ
  • 1/2 chén súp đậu hà lan 
  • 1 miếng đậu khuôn
  • 1 củ khoai môn
  • 1/2 củ khoai lang
  • 1/2 củ cà rốt
  • 1 nhúm nấm mèo (mộc nhĩ)
  • 2 cuộn bún khô, ngâm mềm
  • 2 quả trứng gà
  • Hành lá, hành khô
  • Gia vị: hạt nêm, tiêu
  • Bánh ram
Cách làm: Bước 1: Sơ chế, chuẩn bị
  • Đậu hà lan, đậu lăng ngâm qua đêm cho nở mềm, rửa sạch với nước. 
  • Khoai lang, khoai môn, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi nhỏ. 
  • Nấm mèo ngâm nở, thái chỉ; đậu khuôn bóp nát sơ 
  • Hành khô băm nhỏ, hành lá lấy phần đầu trắng thái nhỏ.
Bước 2: Trộn nem và cuốn ram
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào thau đựng, đập 1 trứng gà + 1 lòng đỏ vào, thêm gia vị và trộn đều; lòng trắng trứng còn lại đập ra 1 chén riêng, để dán mép ram.
  • Trải miếng bánh đa cuốn ram ra, lấy lượng nhân vừa đủ, cuộn chắc tay lại. 
  • Sau khi cuộn xong, quệt 1 ít trứng đã chuẩn bị ở trên vào mép ram để ram được giữ chặt. Lần lượt cuốn cho đến khi hết phần nhân đã chuẩn bị.
Bước 3: Chiên ram
  • Khi ăn, chiên ram trên lửa vừa để ram được vàng giòn. Vớt ram ra đĩa có giấy thấm dầu để ram không ngấm ngược dầu. 
Phần sốt chấm: sốt bơ đậu phộng
  • 1 thìa bơ đậu phộng
  • 1 thìa xì dầu (nước tương)
  • 1/2 thìa tương ớt 
  • 1 thìa nước lọc (còn ấm)
Cách làm: bỏ tất cả nguyên liệu vào chén và trộn đều cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, hỗn hợp mịn màng, không lợn cợn là được.

4.4 Đậu lăng nấu món gì: Cháo cá đậu lăng

Nguyên liệu: 
  • 1/2 con cá lóc hoặc cả con có đầu càng tốt. 
  • 1/2 chén gạo
  • 100g nấm rơm
  • 100g đậu lăng xanh, đỏ: ngâm một đêm trước khi nấu
  • Ngò rí, rau đắng, hành lá
  • Gia vị: gừng, hành phi, muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu,…
Cháo đậu lăng Cách thực hiện:  Bước 1: Sơ chế
  • Ngâm miếng cá với chút muối + gừng xắt nhỏ, giúp giảm bớt tanh. 
  • Rau với nấm rửa với nước muối rồi để ráo. Nấm cắt nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Nấu cháo
  • Gạo vo sơ cho sạch, rang lửa vừa cho vàng. 
  • Ở một cái nồi to, nấu 2 lít nước sôi, thả gạo vào, trong lúc nấu cháo khuấy đều tay để gạo không bị khét đáy nồi. 
  • Bắc chảo khác lên bếp, đợi nóng thì cho dầu và hành vào phi thơm vàng. Vớt hành đã vàng giòn ra, tiếp theo bỏ nấm đã cắt nhỏ vào xào. 
  • Gạo nở thành cháo, hạt đã mềm hoàn toàn thì bỏ nấm vào nấu tiếp ở lửa nhỏ. 
  • Cá rửa xong thái phi lê vừa ăn, xương hay đầu cá thì xắt ra cho gọn. Ướp với hạt nêm, tiêu, muối 20 phút. Xong sau đó bỏ cá vào hôn hợp cháo trên. 
  • Đậu lăng ngâm qua đêm, để ráo. Cho vào nồi nước, nước sôi nấu chừng 15 phút cho nở. Sau đó vớt đậu, cho vào nồi cháo đun cùng. 
Bước 3: Hoàn thành 
  • Gia vị thì thêm xíu nước mắm cho thơm, đường, hạt nêm, xiu tiêu, ngò rí đã xắt nhỏ, khuấy đều. Hành phi, rau đắng khi nào ăn thì cho vào bát ăn cùng.
Xem thêm: [ĐIỂM DANH] CAC MÓN ĂN TỪ NẤM TUYẾT NGON BỔ DƯỠNG NHẤT

4.5 Súp đậu lăng đỏ

Món súp nóng xay nhuyễn dễ ăn, ấm áp những ngày mưa lạnh, thường được dùng kèm bánh mì bơ tỏi nướng giòn. Đậu lăng nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ tốt cho tiêu hoá, hôm nào cần một món ăn nhẹ bụng nhưng vẫn thơm ngon bơ sữa thì đây là một giải pháp. Nguyên liệu: 
  • 1 chén đậu lăng đỏ
  • 1 củ hành tây
  • 1 củ cà rốt
  • 1 ít bơ mặn
  • Muối
  • Kem tươi trang trí
  • Ăn kèm: bánh mì bơ tỏi nướng giòn
Cách thực hiện:  Bước 1: Chuẩn bị
  • Đậu lăng vo sạch để trong rổ cho ráo
  • Cà rốt cắt nhỏ, hành tây cắt nhỏ một nửa phi với bơ cho thơm, nửa còn lại cắt múi cau. 
Bước 2: Nấu súp
  • Làm nóng chảo, cho bơ vào đun chảy. Cho cà rốt vào, kế đến là hành tây và đậu vào xào cùng.
  • Cho nước sôi vào xâm xấp, nêm với chút bột nêm gà nhạt nhạt không quá mặn. Sau đó hạ lửa nấu trong 15 phút cho đậu chín mềm.
Bước 3: Xay súp
  • Sau 15, đổ hỗn hợp vào máy xay, xay nhuyễn. Đổ lại hỗn hợp vào nồi, nấu sôi lên lại rồi tắt bếp.
  • Múc súp ra chén, thêm ít kem tươi, ăn kèm bánh mì bơ tỏi nướng giòn.

4.6 Mỳ Ý sốt cà chua và đậu lăng

Nguyên liệu: 
  • 50g đậu lăng
  • 250g mỳ Ý
  • 1 củ cà rốt
  • 1/2 củ hành tây
  • 1 thìa canh dầu oliu
  • 1 thìa cafe bột canh
  • 1 thìa canh bột rau củ quả chay
  • 1/3 thìa cafe hạt tiêu xay
  • Vài nhánh tỏi
  • Vài cọng cần tây lấy thái khúc
  • 50g nấm đùi gà
  • 30g nấm đông cô tươi
  • Ít gia vị Ý (lá oregano, basil & xạ hương khô)
  • Sốt Bolognese 
Cách thực hiện:  Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
  • Đậu lăng ngâm nở mềm 2 – 4 giờ rồi vớt ra, để ráo. 
  • Nấm ngâm với xíu muối vài phút rồi rửa sạch, thái lát mỏng. 
  • Rau củ thái hạt lựu. Cà chua bổ miếng. 
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập.
Bước 2: Nấu mì
  • Sốt cà chua nấu sẵn hoặc mua ngoài cửa hàng. 
  • Mì Ý luộc mềm với xíu muối và vài giọt dầu oliu.
  • Phi thơm hành, tỏi với dầu oliu. Thêm cà chua vào đảo đều. Cho thêm nước vào đun cho cà chua ra bột rồi cho tiếp cần tây, cà rốt vào đảo đều. Thêm sốt cà chua tự làm hoặc mua sẵn.
  • Cho đậu lăng, nấm và gia vị vào đun vài phút cho các nguyên liệu chín mềm. Nêm vừa miệng rồi cho gia vị Ý vào, thêm mỳ Ý vào đảo đều. Tắt bếp, rắc rau thơm và hạt tiêu. 
Bước 3: Thưởng thức
  • Thưởng thức khi mì còn nóng
  • Mì ngấm sốt ăn vừa miệng có vị bùi bùi, bở bở của đậu lăng quyện với sốt cà chua đậm đà và vị dai ngon của nấm rất hợp vị!

4.7 Cơm diêm mạch đậu lăng

Các gia đình Việt thường có thói quen nấu cơm chỉ có gạo. Tuy nhiên, nấu cơm chung với các loại ngũ cốc khác thực sự rất ngon, đồng thời giúp đa dạng dinh dưỡng cho bữa ăn và đổi vị cho gia đình. Các loại ngũ cốc nấu chung thường là loại có thời gian chín tương đương với gạo như diêm mạch, đậu lăng đỏ, đậu xanh đã ngâm,…  Nguyên liệu: 
  • 1 cup gạo tẻ
  • 1 cup diêm mạch trắng (quinoa)
  • 1 cup đậu lăng đỏ (red lentil)
  • 1/2 mcf muối
cơm diêm mạch đậu lăng Cách làm: 
  • Ba loại ngũ cốc trộn lại vo sạch rồi thêm nước cao hơn 1/2 lóng tay, thêm muối, bật nút nấu bằng nồi điện. 
  • Khi nồi chuyển nút vàng xới đều rồi đậy lại thêm 5 phút là đạt, dùng với các món khác như cơm bình thường hoặc với muối mè rong biển rất hợp. 
Xem thêm: NẤM KIM CHÂM CHIÊN TRỨNG – MÓN ĂN NGON HOT HOT BẠN NÊN BIẾT

4.8 Đậu hũ từ đậu lăng

Đậu lăng vàng là thực phẩm quan trọng, không thể thiếu trong ẩm thực của người Ấn Độ. Đây là loại đậu giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng protein cao đặc biệt tốt phù hợp với người ăn chay, ăn kiêng thịt động vật. Nguyên liệu
  • 300g đậu lăng vàng
  • 1,2 lít nước
  • ½ mcf muối 
Cách làm
  • Đậu lăng rửa sạch ngâm qua đêm, sang ngày hôm sau rửa lại đậu một lần nữa rồi xay đậu cùng 2/3 lượng nước nhuyễn mịn bằng máy xay sinh tố.
  • Xay xong cho vào túi nhồi kỹ lần 1 rồi vắt lấy nước đậu đổ ra chảo. Tiếp tục nhồi lần nữa với 1/3 lượng nước còn để lại.
  • Vớt hết bọt trước khi nấu, cho vào 1/2 mcf muối để đậu được ngon hơn, nếu làm cho trẻ ăn dặm thì không bỏ muối.
  • Bắc chảo lên bếp để lửa trung bình khuấy đều tay, thời gian khuấy từ 10 – 12 phút là đậu sẽ đặc lại.
  • Cho vào khuôn chờ nguội từ 3 – 4h. 
  • Sau khi vắt hết nước đậu, bã đậu còn lại được khoảng 250g. Có thể nêm nếm gia vị vừa ăn, viên thành từng viên nhỏ và chiên vàng giòn.
Thành phẩm: 
  • Đậu này tự đặc nên không cần bất cứ chất xúc tác nào hết.
  • Thành phẩm rất mềm mịn và béo, chiên bằng nồi chiên không dầu đậu sẽ có lớp vỏ dai và giòn nhẹ, nhiệt chiên 165 – 170⁰ từ 10 – 15 phút tùy nhiệt mỗi lò. 
  • Không chiên ngập trong dầu như đậu hũ làm từ đậu nành. Chấm với nước tương, maggi hoặc tương chua ngọt đều rất ngon.

5. Lưu ý khi dùng đậu lăng

Đậu lăng là một loại thực phẩm bổ dưỡng và an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng đậu lăng mà bạn nên biết: Gây triệu chứng đầy hơi: Đậu lăng chứa oligosaccharide, một loại carbohydrate khó tiêu hóa có thể gây ra khí gas và đầy hơi ở một số người. Để giảm thiểu tác dụng phụ này, bạn có thể:
  • Ngâm đậu lăng trước khi nấu: Ngâm đậu lăng trong nước ít nhất 4 tiếng hoặc qua đêm có thể giúp loại bỏ một số oligosaccharide.
  • Nấu đậu lăng kỹ: Nấu đậu lăng cho đến khi mềm có thể giúp chúng dễ tiêu hóa hơn.
  • Bắt đầu với lượng nhỏ: Bắt đầu ăn một lượng nhỏ đậu lăng và tăng dần lượng ăn theo thời gian để cơ thể bạn có thể thích nghi.
  • Kết hợp với các loại thực phẩm khác: Ăn đậu lăng với các loại thực phẩm giúp giảm khí gas như gừng, thì là và bạc hà.
Dị ứng: Mặc dù dị ứng với đậu lăng không phổ biến, nhưng vẫn có thể xảy ra. Các triệu chứng của dị ứng đậu lăng có thể bao gồm ngứa, sưng, nổi mẩn đỏ, khó thở và buồn nôn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau khi ăn đậu lăng, hãy ngừng ăn và liên hệ với bác sĩ. Sỏi thận: Đậu lăng chứa oxalate, một chất có thể góp phần hình thành sỏi thận ở một số người. Nếu bạn có tiền sử sỏi thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đậu lăng. Đậu lăng mua ở đâu Thuốc: Đậu lăng có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm thuốc trị lo âu và thuốc trị huyết áp. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đậu lăng. Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đậu lăng là một loại thực phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Xem thêm: CÔNG THỨC DƯỠNG TRẮNG DA, CHỐNG LÃO HÓA TỪ MẶT NẠ ĐẬU NÀNH

6. Kết luận

Như vậy, Nông sản Dũng Hà đã giới thiệu đến các bạn về 10+ cách chế biến đậu lăng vô cùng đa dạng và dễ thực hiện. Hy vọng bạn đọc và quý khách sẽ cảm thấy hữu ích, có thể ứng dụng vào thực đơn hàng ngày. Sự hài lòng của bạn đọc là động lực của chúng tôi.   Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi như đậu lăng nấu món gì ngon, hãy bình luận ngay dưới bài viết này hoặc nhắn tin để được hỗ trợ.  Nếu bạn cần tìm địa chỉ bán đậu lăng nói riêng và các loại hạt, thực phẩm khô uy tín, chất lượng tốt, hãy đến ngay với Foodexkorea Bạn có thể tìm mua trực tiếp tại các cơ sở hoặc đặt qua website. Khi mua hàng trực tuyến, bạn sẽ được giao hàng tận nơi, miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000 đồng trở lên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *