RONG SỤN LÀM MÓN GÌ? 10+ MÓN ĂN NGON TỪ RONG SỤN 

Rong sụn hay rau câu biển khô, 1 loại rong biển giá trị dinh dưỡng rất cao, tốt cho sức khỏe con người, rong sụn phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là tác dụng giảm cân hiệu quả và làm đẹp da. Rong sụn có vị giòn ngọt, dễ chế biến thành nhiều món ngon từ mặn tới ngọt. Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết rong sụn làm món gì, tham khảo ngay bài viết này của Foodexkorea chúng tôi để bỏ túi vào thực đơn của gia đình. 

Giới thiệu về rong sụn

Rong sụn hay còn gọi là rong sụn gai, rong chân vịt. Rong sụn là một loại rong biển có nguồn gốc từ vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rong sụn sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng nước có độ mặn cao (24 – 32%). Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của rong biển là 26 – 29 độ C. Tại Việt Nam, rong sụn khá phổ biến tại các vùng biển như Ninh Thuận, Bình Thuận hay Đà Nẵng. Chúng có hình thái là những tản rong, tròn hơi dẹt và phát triển thành bụi rậm, màu xanh hoặc vàng, có thể dài đến 2m. Thân rong sụn có cấu tạo dạng sợi, mềm và giòn, có vị mặn. 

1. Tác dụng của rong sụn với sức khỏe

Trong rong sụn có chứa: protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, Vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, kali, sắt, canxi, magie,… Một số tác dụng có thể kể đến: 
  • Giảm cholesterol: Rong sụn khô chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp hấp thụ cholesterol xấu trong máu và đào thải ra ngoài cơ thể.
  • Chống viêm, kháng khuẩn: Rong sụn khô chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, rong sụn khô còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng: Rong sụn khô chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
  • Giảm cân: Rong sụn khô có hàm lượng calo thấp, giúp kiểm soát cân nặng.
  • Tốt cho người bị bệnh trĩ: Rong sụn khô có tác dụng cầm máu, giúp giảm đau và viêm ở người bị trĩ.
  • Tốt cho người bị bệnh tim mạch: Rong sụn khô giúp giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tốt cho người bị bệnh tiểu đường: Rong sụn khô giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Rong sụn khô chứa nhiều chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.
Xem thêm: MÓN ĂN CHAY SIÊU ĐƠN GIẢN LÀM TẠI NHÀ MÀ NGƯỜI ĂN CHAY NÊN BIẾT

2. Cách sơ chế rong sụn

Thông thường, để vận chuyển và phân phối tới khắp mọi miền, rong sụn tươi thường được sấy khô tạo thành rong sụn khô. Rong sụn khô có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và bảo quản cũng dễ dàng hơn. Rong sụn khô có màu nâu đen, có mùi thơm đặc trưng, vị mặn. Rong sụn khô tuy được sấy khô nhưng vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, tương đương với rong sụn tươi. Để chế biến được các món ăn, rong sụn cần ngâm trong nước từ 2 tiếng trở lên, giúp rong sụn hút nước, nở đều. Tỷ lệ nở của rong khô là 100g khô – 1kg tươi. Bạn nên ước chừng lượng rong để ngâm, nếu thừa quá nhiều có thể bảo quản trong ngăn mát, để dành trộn nộm hoặc nấu rau câu.  Cách sơ chế rong sụn Sau khi rong đã nở đều, vớt ra rửa lại rong với nước 1 – 2 lần cho hết mặn. Lúc này, rong đã sẵn sàng để chế biến. 

3. Rong sụn làm món gì? Bỏ túi ngay 10+ món ăn siêu ngon từ rong sụn

3.1 Rau câu sợi từ rong sụn

Nguyên liệu:
  • 400ml nước cốt dừa ép
  • 2 gói cafe hòa tan hoặc 100ml cafe phin
  • 250g đường
  • 50g sữa đặc
  • 1 nắm rong sụn khoảng 20g
  • 2 cây lá dứa
  • 2 lít nước
Các bước thực hiện:  Bước 1: Nấu rau câu
  • Rong ngâm 1 tiếng cho nở.
  • Bột rau câu ngâm với 2 lít nước 1 tiếng cho nở, cho đường sau đó đun sôi, hạ lửa nhỏ cỡ 10 phút cho rau câu tan hoàn toàn. Tắt bếp chia làm 3 phần: 500g để làm lớp lá dứa, 500g để làm lớp cà phê, phần còn lại để lớp cốt dừa rong sụn. 
Bước 2: Đổ rau câu
  • Lá dứa rửa sạch, cắt rồi thêm nước lọc xay, lọc lấy 100ml. Cho nước lá dứa vào đun cùng 500g rau câu, khi bắt đầu sôi trở lại thì tắt bếp, đổ ra khuôn chờ nguội để đổ lớp tiếp theo. Sau khi rau câu đông nhẹ, rạch vài đường để rau câu không bị tách lớp. 
  • Rong sụn sau khi ngâm nở thì cắt ngắn để chia rong đều hơn, không bị dồn thành cục.
  • Với phần rau câu thêm cốt dừa: cho 400ml nước cốt dừa & sữa đặc vào đun sôi. Cho rong sụn vào đảo trong 30s tắt bếp. Đổ rau câu lên lớp lá dứa đã nguội, lấy đũa chỉnh rau câu lại cho đều. 
  • Lớp rau câu cuối: 2 gói cà phê pha với 100ml nước, đun cùng 500g phần rau câu còn lại. Sau khi lớp cốt dừa rong sụn đã nguội và đông nhẹ, rạch nhẹ vài đường rồi đổ rau câu cà phê vào. Để yên khuôn thạch trong khoảng 30 phút. 
Bước 3: Thưởng thức
  • Sau khi rau câu đông lại hoàn toàn, cất vào tủ lạnh từ 1 đến 2 giờ. 
  • Khi ăn, dùng dao cắt ra thành các miếng. Có thể ăn trực tiếp, hoặc pha nước đường lá dứa để ăn cùng. 

3.2 Rong sụn làm món gì? Nộm rong sụn tai heo 

Nguyên liệu: 
  • Tai lợn: 200g 
  • Rong sụn khô: 20 – 25g 
  • Xoài xanh: nửa quả
  • Cà rốt: 1 củ
  • Húng láng, rau mùi
  • Gia vị: nước mắm, mì chính, đường…  
  • Tiêu, giấm…
  • Tỏi
Các bước thực hiện:  Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Rong sụn: ngâm nước 2 tiếng cho nở đều sau đó trần qua nước sôi khoảng 5 giây. Vớt ra xả nước lạnh, sau đó để tủ mát 2 tiếng. 
  • Xoài xanh, cà rốt: thái chỉ hoặc nạo sợi. Rau thơm rửa sạch, thái thành các khúc 1 – 2 cm. 
  • Tai lợn: làm sạch luộc chín, ngâm đá lạnh/ để tủ mát.  
Nộm rong sụn tai heo Bước 2: Trộn nộm
  • Thái mỏng tai lợn, ướp cùng gia vị, hạt tiêu, giấm, tỏi băm.
  • Khi tai lợn ngấm đều gia vị, trộn thêm rong sụn, xoài, cà rốt và rau thơm, nêm lại gia vị vừa ăn. 
Bước 3: Thưởng thức
  • Có thể ăn nộm trực tiếp hoặc ăn cùng bánh đa nướng giòn. 
Xem thêm: VĂN HÓA ẨM THỰC THÁI LAN CÙNG CÁC MÓN ĂN LẠ MÀ NGON

3.3 Kim chi rong sụn 

Kim chi cải thảo thì đã quá quen thuộc với nhiều người, nhưng với người dân Ninh Thuận nắng gió, mùa hè mà được thưởng thức món kim chi rong sụn thì thực sự quá tuyệt vời! Cùng tìm hiểu cách làm ngay nhé. Nguyên liệu:
  • Rong sụn khô: 30g
  • Tỏi: 2 củ
  • Ớt sừng: 4 quả
  • Ớt nhỏ (tùy thích): 1 – 2 quả. 
  • Ớt bột Hàn Quốc: 2 muỗng canh. 
  • Gừng: 1 nhánh vừa. 
  • Cà rốt: 1 củ
  • Đường: 30g 
  • Táo hoặc lê: ½  quả. 
  • Gia vị: muối, nước mắm, giấm… 
Cách làm kim chi rong sụn:  Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
  • Sụn làm kim chi thì bạn chỉ nên ngâm nhanh trong 20 phút. Đến khi trộn rong cùng nước sốt, sụn khô tiếp tục nở, ngấm gia vị đều hơn. 
  • Tỏi lột vỏ, 4 trái ớt sừng cắt đôi, tách hạt.
  • Gừng thái sợi. Cà rốt thái sợi hoặc bào sợi mỏng.
Bước 2: Chuẩn bị phần nước sốt
  • Thêm vào xoong: 250ml nước lọc, đường, 1 muỗng cf muối rồi đun sôi. Khuấy đều cho đường và muối tan hoàn toàn, để nguội.
  • Trong thời gian chờ nước nguội thì cho tỏi, ớt, táo/ và ớt bột vào máy xay sinh tố (thêm xíu nước) xay nhuyễn.
  • Hỗn hợp muối đường nguội thì trút phần sốt vừa xay vào trộn đều. Thêm gừng thái sợi vào.
  • Thêm 2 muỗng canh mắm ngon vào, 1/2 chén giấm nhỏ để tạo độ chua. Nếu không có giấm, bạn vắt 1 trái chanh tươi, bỏ hạt. 
Bước 3: Muối kim chi
  • Cho cà rốt, rong sụn đã ngâm vào trong lọ, hộp thủy tinh. Đổ phần nước sốt vào hũ cho ngập phần rong. 
  • Để kim chỉ bên ngoài 18- 24h, nhiệt độ khoảng 25 – 30 độ là có thể ăn được. Nếu tiết trời lạnh như miền bắc thì nên để trong 2 ngày. 
Bước 4: Thưởng thức
  • Món này có thể ăn kèm cơm nguội, các món nướng, cuốn thịt, tôm
  • Vị giòn sần sật của sợi rong sụn thêm vị đậm đà chua ngọt của nước sốt vô cùng kích thích vị giác, khiến “ăn 1 miếng lại phải gắp thêm 1 miếng”!

3.4 Rong sụn làm món gì? Chè rong sụn táo đỏ – kỷ tử

Nguyên liệu gồm:
  • 1 nhánh sụn khô
  • Táo đỏ khô bỏ hạt: 6 quả 
  • Kỷ tử: 15g 
  • Hạt é: 1 muỗng
  • Đường mía
Cách nấu chè rong sụn siêu nhanh và đơn giản:  Bước 1: Chuẩn bị
  • Rong sụn khô ngâm nước trong 1 – 2 giờ cho nở đều. Cắt ngắn thành các khúc vừa ăn. 
  • Táo đỏ khô cắt đôi hoặc cắt tư và bỏ hạt. 
  • Kỷ tử: rửa qua nước cho sạch bụi. 
Bước 2: Nấu rong sụn
  • Thêm 1,5 lít nước và bỏ rong sụn đã cắt vào cùng luôn. 
  • Bật bếp rồi đun nước sôi. Khi sôi thì khuấy đều cho sụn tan, tránh bị vón dưới đáy nồi. 
  • Thêm táo đỏ đã cắt nhỏ vào đun cùng. Sau 5- 7 phút đun, tắt bếp rồi cho đường vào nêm nếm vừa khẩu vị.
Bước 3: Hoàn thiện, thưởng thức
  • Thêm hạt é và ngâm trong 10 phút cho nở đều.  
  • Vậy là bạn đã có nồi nước thơm ngon. Sau khi chè rong nguội, có thể rót vào chai và bỏ tủ lạnh uống dần. Nên uống trong khoảng 3 ngày. 
Chè rong sụn
Xem thêm: BỎ TÚI NGAY CÁC CÔNG THỨC LÀM MÓN CHAY SIÊU NGON, SIÊU DỄ LÀM

3.5 Rong sụn sốt thái 

Nguyên liệu:
  • Rong sụn khô: 30g hoặc rong sụn tươi: 300g
  • Dứa/ thơm: 2 lát
  • Bắp cải tím: ½ bắp
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Dưa leo: 1 quả
  • Sả: 3 cây
  • Quất: khoảng 5 – 6 quả
  • Rau mùi, rau bạc hà
  • Gừng, hành tím, tỏi, ớt
  • Gia vị: nước mắm, bột canh, đường, giấm, chanh… 
Cách làm: Bước 1: Chuẩn bị
  • Ngâm rong sụn với nước lạnh từ 1 – 2 giờ, thỉnh thoảng xả đi xả nhiều lần. Trong thời gian ngâm rong, chuẩn bị các nguyên liệu khác.
  • Bắp cải tím, cà rốt, dưa leo bào sợi, dứa cắt thành miếng nhỏ. 
  • Rau thơm rửa sạch, để ráo nước.  
  • Sả và quất cắt thành các lát mỏng. 
Bước 2: Trộn rong với nước sốt
  • Cho vào máy xay: nước mắm, tỏi, ớt, gừng, xay đều cho hòa trộn. Nêm thêm đường cho vừa.  
  • Bắc chảo lên bếp, làm nóng rồi phi thơm hành tím
  • Tắt bếp, đợi hành nguội thì thêm rong đã ngâm nở. Thêm cà rốt, dưa chuột, bắp cải tím, sả và quất vào trộn đều. 
  • Rót sốt trộn vào và đảo đều các nguyên liệu cho ngấm gia vị. Sau khi rong sụn đã vừa vặn thì thêm rau thơm thái sơ vào trộn. 
Bước 3: Hoàn thiện
  • Bày rong sụn đã trộn đã đĩa hoặc bát. Thêm lạc rang giã sơ lên phía trên (tùy thích) là có thể thưởng thức. 

Rong sụn làm món gì? Nước rong sụn lá dứa

Nguyên liệu: 
  • Rong sụn khô: 20g
  • Đường phèn: 70g
  • Nước lọc: 4,5 lít
  • Muối: ¼ thìa cà phê
  • Lá nếp/ lá dứa: 10 lá
  • Hạt é: 10g 
  • Gừng: 6g
Bước 1: Chuẩn bị
  • Rong sụn ngâm cùng nước 2h cho nở hoàn toàn, sau đó đem rửa sạch khoảng 2 – 3 lần cho hết mặn.
  • Cắt ngắn rong thành các khúc vừa miệng. 
  • Lá dứa rửa sạch bụi. Gừng đập dập. 
  • Hạt é ngâm cùng nước lọc cho nở.
Bước 2: Nấu nước rong
  • Cho rong vào nồi cùng 4.5 lít nước lọc, nấu tan. Để lửa ở mức vừa, tránh tràn nước ra ngoài.
  • Rong tan hoàn toàn, bạn cho đường phèn, muối, lá nếp, hạt é đã ngâm nở vào khuấy đều. Có thể nêm nếm lại và tăng đường theo nhu cầu gia đình nếu muốn.
Bước 3: Hoàn thành
  • Khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp, để nguội. Lúc này rong sụn đã sẵn sàng để thưởng thức. 
  • Nước rong sụn uống trong ngày là ngon nhất. Nếu không uống hết, có thể chia thành các chai nhỏ, cất tủ mát để trong 2 ngày.
Xem thêm: [ BỎ TÚI ] TOP 10 MÓN ĂN TỪ NẤM BÀO NGƯ NGON NHẤT NĂM 2024

Kết luận

Nhiều người chỉ mới biết đến món rong sụn này, do không quen nên khi mua về, không biết chế biến đúng cách, rong không chỉ mặn lại còn vô cùng khó ăn. Hiểu được nỗi lòng của nhiều quý vị độc giả và khách hàng khi không biết rong sụn làm món gì ngon, chúng tôi đã đưa ra một số món ngon dễ làm để mọi người có thể trải nghiệm nấu tại nhà.  Hoặc nếu bạn còn chưa biết địa chỉ mua rong sụn khô uy tín, chất lượng đồng đều khi có quá nhiều người bán. Đừng chần chừ gì nữa, hãy theo dõi kênh fanpage, website của Nông sản Dũng Hà để cập nhật các thông tin và tìm mua được nguồn thực phẩm tốt. Chúng tôi cam kết cung cấp rong sụn khô có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng hảo hạng, giúp quý khách hàng có trải nghiệm nấu ăn thật tuyệt vời.  Mua rong sụn ở đâu Bạn có thể tìm mua rong sụn khô tại các cửa hàng của Nông sản Dũng Hà trên toàn quốc, hoặc liên hệ qua website, hotline để được tư vấn. Khi mua hàng trực tuyến, bạn sẽ được giao hàng tận nơi, miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000 đồng trở lên. Hotline: 1900 986 865
  • Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 2: A10 – Ngõ 100 – đường Trung Kính – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 5 – Ngõ 347 phố Hoàng Quốc Việt – phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – Hà Nội
Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h tất cả các ngày trong tuần.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *