1. Đôi nét về ẩm thực vùng đất Thanh Hóa
Với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều huyện giáp biển như Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương… Thanh Hóa là một trong những tỉnh cung cấp sản lượng thủy sản lớn trong cả nước. Từ nguồn hải sản, người Thanh Hóa đã tạo nên nhiều thương hiệu đặc sản như: nước mắm, mắm tôm Hà Yên (Hà Trung), mực khô (thị trấn Sầm Sơn), cá thu nướng (Quảng Xương)…được bán rộng rãi khắp cả nước. Ẩm thực Thanh Hóa mang đậm hương vị của biển và núi rừng, với sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu tươi ngon và cách chế biến cầu kỳ, tinh tế. Thanh Hóa là vùng đất có cả biển và núi rừng, vì vậy ẩm thực của nơi đây cũng mang đậm hương vị của cả hai miền. Những món ăn từ biển có thể kể đến như cá rô Đầm Sét, mực ống, tôm sú,… Những món ăn từ núi rừng có thể kể đến như thịt nướng, thịt hun khói, măng rừng,… Nguyên liệu là yếu tố quan trọng quyết định hương vị của món ăn. Ẩm thực Thanh Hóa luôn sử dụng những nguyên liệu tươi ngon, được chọn lọc kỹ càng từ các vùng quê của tỉnh. Các món ăn của Thanh Hóa thường được chế biến cầu kỳ, tinh tế, thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người dân nơi đây.Ẩm thực Thanh Hóa là một phần không thể thiếu trong văn hóa của vùng đất này. Những món ăn ngon, đậm đà hương vị quê hương sẽ khiến du khách nhớ mãi khi có dịp ghé thăm Thanh Hóa.
> Xem thêm: Ăn gì để có thể phòng tránh các bệnh da liễu ở trẻ
2. Khám phá hương vị đặc trưng của chả tôm Thanh Hóa
Chả tôm Thanh Hóa có hương vị đặc trưng là sự kết hợp giữa vị ngọt thơm của tôm và vị béo ngậy của thịt, hòa quyện với hương thơm của gia vị. Chả tôm có màu vàng ruộm, hơi xém, được quét lên một lớp mỡ óng ánh trong rất bắt mắt. Khi ăn, chả tôm có vị ngọt thơm của tôm, vị béo ngậy của thịt, vị đậm đà của gia vị.
Chả tôm Thanh Hóa được làm từ những nguyên liệu tươi ngon, được chọn lọc kỹ càng. Tôm được chọn là những con tôm tươi, thịt săn chắc. Thịt được chọn là những miếng thịt nạc, không có mỡ. Gia vị được sử dụng để làm chả tôm cũng rất đơn giản, chỉ gồm có muối, tiêu, hành lá,…
Chả tôm Thanh Hóa được chế biến theo quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôm và thịt được xay nhuyễn, sau đó trộn đều với gia vị. Tiếp theo, hỗn hợp được nặn thành từng viên tròn, rồi đem nướng trên than hoa. Chả tôm được nướng chín vàng đều, sau đó quét lên một lớp mỡ óng ánh trong để tăng thêm hương vị.
Chả tôm Thanh Hóa là món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người dân xứ Thanh. Chả tôm cũng là món ăn được nhiều du khách yêu thích khi đến thăm Thanh Hóa.
3. Học cách làm chả tôm Thanh Hóa cực chất lượng
Chả tôm Thanh Hóa từ lâu đã được rất nhiều người yêu thích. Món ăn đặc biệt thơm ngon này đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Vậy bạn đã biết cách làm chả tôm Thanh Hóa chưa? Hôm nay, hãy cùng nhanh tay lưu ngay vào túi áo cách làm chả tôm Thanh Hóa để có thể chiêu đãi gia đình và bạn bè nhé.3.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Thịt ba chỉ 200g
- Tôm tươi 200g
- Gấc 100ghttps://nongsandungha.com/thuc-pham/ot-kim
- Bánh phở 300g
- Đu đủ xanh 50g
- Cà rốt 50g
- Hành tím 1 muỗng canh cà phê
- Tỏi 1/3 muỗng cà phê
- Ớt 1/3 muỗng canh cà phê
- Rượu trắng 30ml
- Nước mắm 1 muỗng canh
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Gia vị thông dụng mỗi loại gia vị một ít
3.2 Hướng dẫn các bước tiến hành
Bước 1: Tiến hành sơ chế nguyên liệu
- Tôm sau khi mua về tiến hành ngâm cùng với nước muỗi loãng khoảng 4 – 5 phút. Việc làm này giúp tôm loại bỏ được nhiều tạp chất bên trong. Sau khi ngâm tôm cùng với nước muối loãng thì tiến hành với ra rồi để ráo nước. Sau khi tôm đã ráo bớt nước thì tiến hành bóc vỏ tôm, bỏ đâu tôm cùng loại bỏ đi phần chỉ tôm.
- Thịt ba chỉ sau khi mua về cũng tiến hành ngâm cùng nước muối loãng. Hoặc bạn có thể dùng muối trắng và thoa kỹ lên bề mặt thịt. Sau đó xả lại cùng với nước sạch nhiều lần. Sau khi thấy thịt đã sạch thì tiến hành thái thịt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Đu đủ xanh cùng cá rốt tiền hành gọt sạch, sau đó thái lát mỏng để xíu nữa tiến hành làm món nước chấm không đường.
Bước 2: Tiến hành xay gấc
- Gấc sau khi đã bỏ vỏ và tách hạt thì tiến hành cho phần thịt vào một cái bát nhỏ. Cho thêm khoảng 30ml rượu trắng và ngâm trong khoảng vài phút. Sau đó, cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố và tiến hành xay nhuyễn phần thịt gấc.
Bước 3: Tiến hành xào phần tôm và thịt
- Bắc một cái chảo lớn lên bếp, cho khoảng 2 muỗng canh dầu ăn vào và đun sô với lửa lớn. Khi dầu bắt đầu sôi thì chúng ta cho khoảng 1 muỗng cà phê đã được xay nhuyễn từ trước vào và phi thơm.
- Tiếp sau đó, cho khoảng 200g thịt ba chỉ đã được sơ chế và thái sẵn ở bước 1 vào và tiến hành đảo đều. Đảo cho đến khi thịt dần chuyển qua màu trắng đục thì ngưng lại. Và sau đóm cho thêm khoảng 200g thịt tôm đã được sơ chế ở bước 1 vào chào. Tiếp tục đảo đều tay cho đến khi thịt tôm dàn chuyển sang màu hồng nhạt thì tiếp tục thực hiện các bước sau.
- Đối với phần thịt gấc đã xay nhuyễn từ trước đó, bạn tiến hành cho vào vào chảo và đảo đều. Trong lúc đó, bạn cũng có thể nêm nếm thêm các phần da vị đi kèm. Có thể nêm nếm với phần tỉ lệ: 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng canh tiêu đen. Tiếp tục đảo đều khoảng 3 – 4 phút, tắt bếp và để nguội.
Bước 4:Tiến hành xay nguyên liệu
- Cho phần hỗn hợp đã được nấu trước đó vào máy xay. Tiến hành xay thật nhuyễn hỗn hợp
Bước 5: Thực hiện bước cuốn chả
- Bánh phở cuốn sau khi mua về bạn tiến hành cắt thành từ miếng hình chữ nhật. Có thể cắt theo các hình khác theo sở thích của cá nhân.
- Tiến hành cho phần nhân đã được xay nhuyễn vào bánh phở và cuộn chặt tay để chả không bị rã.
Bước 6. Tiến hành nước chả tôm Thanh Hóa
- Chuẩn bị vỉ tra, tiến hành cuộn phần chả đã cuộn lúc nãy vào phần vỉa. Nhớ cột đều và đầy để có thể nướng được nhiều nhất có thể.
- Tiến hành cho phần vỉa tôm vào bếp than nướng cho đến khi thấy chả tôm chín vàng. Chú ý trong quá trình nướng nên trở đều để chả tôm được chín đều hơn.
Bước 7: Pha nước chấm
- Phần đu đủ xanh cùng cà rốt đã được chế biến ở bước đầu đem ngâm cùng với nước muối khoảng 5 phút cho giòn. Sau đó, vớt cà rốt cùng cà rốt và cho ra một cái tô mới. Cho vào tô khoảng 1 muỗng canh giấm cùng 1 muỗng canh đường. Đảo đểu và để hỗn hợp nghỉ khoảng 5 – 10 phút cho hỗn hợp được thấm gia vị.
- Tiếp sau đó, cho khoảng 2 muỗng canh đường, 100ml nước lọc cùng 1 muỗng canh dấm vào một cái chén khác. Đảo đều và sau đó cho khoảng 1 muỗng canh nước mắm và 1/2 muỗng cà phê tỏi cùng ớt đã được băm ( xay) nhuyễn. Khấy đều đến bao giờ thấy đường trong bát tan hết thì cho cà rốt cùng đu đủ vào đảo đều. Từ đó, bạn đã có cho mình món nước chấm vô cùng ngon.
Bước 8: Thành phẩm
- Sau vài bước tiến hành khá đơn giản, chúng ta đã có món chả tôm Thanh Hóa vô cùng thơm ngon. Lớp vỏ chả có phần nóng giòn, thịt tôm ngọt hòa cùng với nước chấm chua ngọt. Qủa là một sự kết hợp vô cùng tuyệt vời.
- Vào mùa lạnh se se, quây quần bên gia đình và thưởng thức món chả thơm ngon này thì vô cùng tuyệt vời.
4. Cách thưởng thức chả tôm Thanh Hóa
Mỗi món ăn sẽ có hương vị đặc trưng riêng. Và cách thưởng thức nó cũng vô cùng đặc biệt. Bạn có thể ăn chả không để cảm nhận hết vị ngon của thịt cùng độ ngọt của tôm. Cách ăn phổ biến nhất là cuốn kèm với rau sống, bánh đa, chấm vào nước mắm chua ngọt.Cách cuốn chả tôm Thanh Hóa:
- Chuẩn bị một chiếc bánh đa, rau sống, dưa góp, nước chấm.
- Đặt một miếng chả tôm lên bánh đa, thêm rau sống, dưa góp, rồi chấm vào nước chấm.
- Cuộn tròn bánh đa lại và thưởng thức.
Một số lưu ý khi thưởng thức chả tôm Thanh Hóa
- Nên ăn chả tôm ngay khi còn nóng để cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn.
- Có thể ăn kèm với rau sống, bánh đa, dưa góp để món ăn thêm hấp dẫn.
- Nên pha nước chấm chua ngọt vừa ăn để món ăn thêm đậm đà.
Dưới đây là một số món ăn kèm với chả tôm Thanh Hóa
- Rau sống: xà lách, rau thơm, dưa leo, cà rốt, đu đủ,…
- Bánh đa
- Dưa góp: đu đủ, cà rốt, củ kiệu,…
- Nước chấm: nước mắm chua ngọt, tương ớt,…