Cách chế biến chân nấm hương khô: Món chay ngon với chân nấm

Chân nấm hương – một nguyên liệu không quá phổ biến và còn lạ lẫm với khá nhiều người. Tuy nhiên nó lại được ứng dụng khá nhiều trong các món chay, món ngày Tết… Do có vị hơi ngái so với nấm mũ, chân nấm mất nhiều thời gian sơ chế hơn. Cùng Foodexkorea tìm hiểu cách chế biến chân nấm hương khô siêu ngon và bổ dưỡng nhé!

Chân nấm hương với mũ nấm hương

Chân nấm hương là phần thân của nấm hương, có giá trị dinh dưỡng ít hơn so với mũ nấm. Người tiêu dùng thường quen với việc ăn mũ nấm chứ không ăn chân nấm. Tuy nhiên, chân nấm vẫn chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất, chúng vẫn có thể dùng trong nấu ăn, chẳng hạn như để ninh nước dùng, xào, làm ruốc… 

Công dụng của chân nấm

Chân nấm hương chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và đem tới lợi ích sức khỏe rất tốt với cơ thể: 
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Chân nấm hương chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn và virus.
  • Tốt cho tim mạch: Chân nấm chứa kali, một khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp. Chất xơ của nấm cũng giúp giảm cholesterol xấu LDL, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nấm chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón; giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng.
  • Giúp đẹp da: Chân nấm hương chứa vitamin C và E, giúp chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do; kích thích sản xuất collagen, giúp da sáng mịn.
  • Ngăn ngừa ung thư: Chân nấm hương chứa các hợp chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.
  • Tốt cho xương khớp: Canxi và vitamin D trong nấm giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
  • Ngoài ra, chân nấm hương còn có nhiều công dụng khác như: hỗ trợ giảm cân, tăng cường trí nhớ, giảm stress, cải thiện thị lực… 
dac-diem-chan-nam-huong-kho

Đặc điểm chân nấm hương khô

Cách sơ chế chân nấm hương khô đúng 

  • Lấy một lượng chân nấm hương khô vừa đủ, cho vào một chậu nước lạnh và  ngâm trong 3 – 5 tiếng (phụ thuộc vào độ mềm mong muốn), khi chân nấm mềm, hút đủ nước và trôi bụi trên thân là được.
  • Sau đó, vớt chân nấm hương ra rổ, rửa dưới nước lạnh 2 – 3 lần, vừa xả vừa dùng tay bóp nhẹ cho chân nấm sạch thật kỹ. 
  • Để loại bỏ bớt mùi hăng và ngái của chân nấm, có thể cho chân nấm lên luộc trong khoảng 3 – 5 phút. Sau khi luộc xong, vớt nấm ra rửa lại với nước lạnh 1 lần, để ráo nước.
  • Nếu cẩn thận hơn, cho chân nấm vào túi vải, lấy chày giã nhẹ cho dập chân nấm cho mềm ra để chế biến các món ăn hoặc ruốc. 
Xem thêm: Ăn bơ có giảm cân không?Bật mí cách ăn bơ giảm cân hiệu quả

Cách chế biến nấm hương khô: Gợi ý món ngon với chân nấm ngày Tết

Ruốc chân nấm hương

Nguyên liệu:  Cách thực hiện: Bước 1: Sơ chế chân nấm
  • Chân nấm hương ngâm trong nước lạnh từ 2 – 3 tiếng. Khi nấm đã hút đủ nước, rửa lại nấm với nước sạch khoảng 3 – 4 lần cho sạch bùn, cát dính trong nấm. 
  • Cho nấm, nước sạch vào đun trong nồi, ban đầu mở lửa to cho sôi, sau để lửa vừa và nhỏ, khoảng 25 phút. Đun như vậy giúp chân nấm mềm và ngọt hơn.
Bước 2: Xé sợi ruốc
  • Chân nấm vớt ra, để ráo nước và nguội bớt. Lấy tay bóp nấm cho ra bớt nước. 
  • Dùng dao/ kéo cắt bỏ phần cứng chân nấm. Sau đó xé nấm thành sợi vừa. 
  • Cho chân nấm vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay. Nếu bạn dùng máy xay thì nên chú ý tránh việc xay sợi chân nấm nát quá, làm món ruốc nấm mất ngon và bị bã. 
Bước 3: Sao khô ruốc
  • Bật bếp lửa nhỏ, sao chân nấm cùng với nước tương và dầu đến khi đạt độ khô mong muốn. 
  • Ruốc sao chưa tới thì không bảo quản được lâu, sao khô quá thì mất vị ngọt của nấm. Khi ruốc mới sao xong, sẽ có màu nhạt. Để ruốc nấm nguội, màu sẽ đậm hơn. 
Bước 4: Bảo quản ruốc
  • Ruốc nấm nguội, bạn cho vào lọ để bảo quản. Nên để ngăn mát tủ lạnh, ăn từ 7 – 10 ngày.  
  • Ruốc nấm rất tiện trong các món: xôi, cháo, cơm… Đặc biệt, nếu làm topping cho bánh mì thì cũng không kém phần thơm ngon. 

Chân nấm hương xào cay

Nếu bạn “ngại” làm ruốc vì mất thời gian khá lâu, hãy thử món nấm hương xào cay nhanh gọn và siêu ngon này nhé!
chan-nam-huong-xao-cay

Chân nấm hương xào cay

Nguyên liệu:
  • Chân nấm khô: 200g 
  • Tỏi: 3 tép
  • Ớt tươi: 2 – 3 quả
  • Gia vị: bột canh, tương ớt, ớt bột Trung Quốc, nước mắm, bột thì là Ai Cập (nếu có)…
  • Dầu ăn
Cách làm:Bước 1: Sơ chế chân nấm hương
  • Ngâm nước ấm khoảng 70 trong 1 – 2 tiếng cho chân nấm nở mềm. Đến khi miếng chân nấm nắn nhẹ thấy mềm thì vớt ra để ráo. Dùng tay bóp nhẹ cho nấm ra bớt nước.
  • Cắt bỏ phần chân đen còn lại (nếu có). 
Bước 2: Xào nấm
  • Làm nóng chảo, cho chân nấm vào chảo đảo đều, xào khô cho đến khi chân nấm se mặt và khô hẳn. Sau đó đổ chân nấm ra một cái rổ.
  • Bắc chảo lên bếp, đổ khoảng 5 – 6 thìa cơm dầu ăn. Phi thơm tỏi ớt, đổ chân nấm vào đảo nhanh tay. Cho 1 muỗng bột canh, 1 muỗng ớt bột, 2 muỗng tương ớt, 0.5 thìa cafe nước mắm vào đảo đều. Đảo khoảng 5 phút cho chân nấm ngấm gia vị. Tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện
  • Trút chân nấm ra đĩa, rắc thêm chút bột thì là Ai Cập cho thơm rồi thưởng thức. 
  • Món này có thể ăn kèm cháo, ăn không như một món ăn vặt hay làm món nhậu đều ngon “đỉnh”!
Xem thêm: Top 7 loại rau không nên ăn vào buổi sáng tránh hại sức khỏe

Ruốc nấm hương rong biển

Nguyên liệu: 
  • Chân nấm hương khô: 100g
  • Nước tương: 4 thìa canh
  • Rong mứt khô: 50g
  • Rượu Mai Quế Lộ: 1 thìa cafe
  • Dầu mè: 1 thìa canh
  • Vừng trắng rang thơm: 2 thìa canh
  • Muối: ⅛ thìa cafe
Cách thực hiện: Bước 1: Nấu chân nấm
  • Cho vào nồi to 1 lít nước lọc, thêm nước tương và rượu Mai Quế Lộ vào và khuấy đều. 
  • Chân nấm hương lựa loại ngon, không có bụi bẩn và chân đen. Cho chân nấm vào đun trong nồi. Khi nước sôi hạ lửa nhỏ, đun nấm trong khoảng 30 – 40 phút cho đến khi nấm nở mềm, màu bóng đẹp giống như thịt kho tàu.
  • Vớt chân nấm ra bát, để nguội. Dùng 1 chiếc khăn xô to, cho nấm vào và bóp kiệt nước. 
Bước 2: Sao ruốc
  • Cho nấm đã bóp khô vào máy xay nhỏ. Cho vào chảo chống dính, sao khô nấm trên lửa vừa. Thêm xì dầu từng chút vào đảo đều, nêm lại cho vừa miệng. Đổ nấm ra đĩa cho nguội. 
  • Rong mứt xé thành 3 – 4 miếng, cho vào máy xay xay nhỏ. 
  • Làm nóng chảo ở mức vừa, cho dầu mè vào rồi đổ rong mứt xay nhỏ vào đảo đều. Khi rong mứt săn lại, bóng dầu thì thêm muối tinh, vừng trắng rồi tiếp tục sao khô. Thêm nấm vào đảo đều, tắt bếp. 
Bước 3: Hoàn thành nấm ruốc
  • Để chảo ruốc nấm nguội hoàn toàn, đổ vào lọ thủy tinh rồi đậy kín. 
  • Bảo quản ruốc trong tủ lạnh, ngon nhất là ăn trong 2 tuần. Có thể ăn cùng cơm, mì hoặc xôi đều ngon. 

Chân nấm xào chua ngọt

Nguyên liệu: 
  • Chân nấm hương: 200g 
  • Tỏi: 1 củ
  • Dầu điều, ớt, đường, giấm, nước mắm, mì chính, hạt nêm… 
Cách thực hiện: 
  • Chân nấm hương ngâm với nước ấm khoảng 1 tiếng. Sau đó rửa sạch và tách thành 4. Cho vào vải xô rồi vắt khô nước. 
  • Cho nấm lên chảo sao khô, thêm khoảng 1 thìa cafe dầu điều vào xào. Khi nấm chín đều, pha hỗn 2 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa mì chính, 1 thìa ớt, tỏi, 2 thìa giấm hoặc chanh. 
  • Khuấy đều rồi đổ hỗn hợp trên vào chảo nấm, đảo nấm tới khi vừa vặn, nước cạn bớt là được. Tắt bếp, cho ra đĩa có thể thưởng thức. 

Chân nấm kho sả ớt

Chân nấm kho sả ớt – 1 món vừa lạ vừa quen với nguyên liệu chính là chân nấm quen thuộc, biến tấu một chút trong cách nấu, tạo ra 1 món chay rất ngon miệng và bắt cơm. Nguyên liệu: chan-nam-huong-nau-sa-ot
  • 200g chân nấm hương
  • 5 cây sả
  • 2 trái ớt sừng
  • Gia vị : nước mắm chay, đường, hành, tỏi băm, hạt nêm chay… 
Cách thực hiện: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Sả bóc vỏ già, băm nhuyễn và chia làm 2 phần. Ớt cắt nhỏ. Hành, tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
  • Chân nấm khô ngâm nước khoảng 1 tiếng, gọt sạch chân đen rồi vắt ráo nước. Cho chân nấm vào cối giã dập ra cho mềm. 
  • Ướp với gia vị: 2 muỗng nước mắm chay, 1 muỗng hạt nêm chay, 2 muỗng đường cát, 1/2 sả băm, 2 trái ớt, đảo đều cho ngấm. 
Bước 2: Kho nấm
  • Phi hành, tỏi, 1/2 sả băm vào xào thơm. Cho chân nấm vào xào săn, thêm  ít nước vào kho đến khi chân nấm chín, cạn nước thì tắt bếp. 
  • Múc nấm ra bát, rắc thêm chút hành lá thái nhỏ. 

Chân nấm xào nui

Nguyên liệu: 
  • Nui: 70g 
  • Cải chíp: 100g
  • Chân nấm: 30g 
  • Dầu ăn
  • Tỏi: 1 củ
  • Gia vị: Muối, bột canh, xì dầu, dầu hào… 
Cách làm: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Chân nấm ngâm nước lạnh khoảng 1 tiếng, vớt ra cắt phần chân đen. 
  • Đun nấm trong 20 phút ở lửa vừa, sau đó đổ ra bát cho nguội. Bóp kiệt nước trong nấm. 
  • Rau cải chíp cắt gốc, rửa sạch. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn
  • Nui ngâm nước lạnh khoảng 15 phút cho mềm. Luộc nui trong 5 – 8 phút, ăn thử thấy mềm thì vớt ra, xả nước lạnh. 
Bước 2: Xào nui 
  • Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn, phi thơm tỏi rồi cho chân nấm vào xào. Tiếp tục cho rau cải vào xào cùng, nêm xì dầu, bột canh cho vừa khẩu vị. 
  • Khi rau đã chín sơ, đổ nui vào đảo cùng khoảng 2 phút, gia giảm thêm dầu hào, muối… cho vừa ăn rồi tắt bếp. 
Bước 3: Hoàn thiện 
  • Đổ nui ra đĩa, ăn ngay khi còn nóng. 
Xem thêm: Măng Tây có tác dụng gì? Top công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Kết luận

Đọc xong bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Cách chế biến chân nấm hương khô”, hy vọng bạn đọc sẽ ứng dụng được các công thức trên vào bữa ăn gia đình. Đồng thời, khi sử dụng chân nấm, bạn nên lưu ý về nơi mua để có được sản phẩm chất lượng tốt nhất, hương vị tốt và sơ chế nhanh hơn. Nông sản Dũng Hà tự tin là điểm bán chân nấm sạch, chất lượng loại 1, giúp bạn có được chân nấm tươi ngon và dinh dưỡng nhất. Bạn có thể tìm mua trực tiếp tại các cơ sở hoặc đặt qua website. Khi mua hàng trực tuyến, bạn sẽ được giao hàng tận nơi, miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000 đồng trở lên.Hotline: 1900 986 865
  • Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – đường Giáp Bát – quận Hoàng Mai – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 2: A10 – Ngõ 100 – đường Trung Kính – quận Cầu Giấy   – thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 02/B Khu phố 3 – đường Trung Mỹ Tây 13 – quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 5 – Ngõ 347 phố Hoàng Quốc Việt – phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – Hà Nội
Thời gian mở cửa từ 6h30 đến 22h tất cả các ngày trong tuần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *