Tháng Mười Hai 8, 2020 -
0 bình luận -
59
lượt xem
Nấm hương rừng – nấm đông cô, là đặc sản vùng rừng núi Tây Bắc nước ta. Loại nấm hương rừng với hương vị thơm ngon được sử dụng từ xa xưa trong dân gian. Được người dân thuần hóa trồng tại nhà để đáp ứng nhu cầu sử dụng rất lớn của thị trường. Tuy nhiên, nấm trồng không thể có hương vị đặc biệt của loài sống trong tự nhiên. Vì vậy, thị trường vẫn có nhu cầu lớn về nấm tự nhiên.
1. Nhận biết nấm hương rừng
Nấm hương rừng – nấm đông cô rừng có vùng sinh sống bản địa tại Đông Á. Tên tiếng Anh của nấm đông cô là “Shiitake”, được lấy theo phát âm tiếng Nhật. Trong khoa học, có danh pháp là Lentinula edodes (theo Wiki<link>)
Đặc điểm nhận dạng của nấm hương là có mũ màu nâu, chân nấm trắng, thịt trắng. Nấm mọc ở các cây gỗ mục, thường là loại không có tinh dầu.
Sinh sống tại các tán rừng thấp trên núi cao. Trên mũ nấm có nhiều vảy trắng. Mặt dưới thịt xếp thành từng lớp liên tiếp nhau. Ngửi mùi thơm tự nhiên, nhẹ, đặc trưng. Thêm một chút mẹo để mọi người phân biệt nấm độc và nấm ăn được khi đi rừng: Nấm độc thường có màu sặc sỡ, ngửi qua có mùi hắc, nấm lành có màu hòa cùng thiên nhiên, nhạt màu, mùi thơm.
Với nấm hương rừng, do điều kiện tự nhiên khác nhau nên nấm không có kích thước đều nhau. Có những mũ nấm đường kính 3cm, có những mũ lại lớn đến 10cm, gần bằng cả bàn tay người lớn.
Nấm hương tươi nếu được bảo quản đúng nhiệt độ sẽ sử dụng được từ 5 đến 7 ngày. Nhiệt độ bảo quản khuyến khích là -8°C. Nếu để quá lâu sau khi thu hái, nấm sẽ mất đi nhiều dưỡng chất, giá thành cũng giảm theo. Vì vậy, nấm thường được bảo quản khô để có thể sử dụng lâu hơn.
Nấm hương khô là sản phẩm rất được ưa chuộng, đặc biệt là nấm hương rừng khô. Phương pháp sấy làm mất nước trong nấm nên không làm mất dưỡng chất. Chỉ cần ngâm nước là có thể sử dụng với hương vị và chất dinh dưỡng bảo đảm nguyên vẹn.
Mùa nấm nở
Nấm mọc quanh năm, nhưng mua nấm nở nhiều nhất là mùa mưa, mùa hè. Tại các khu rừng già nhiệt đới vùng Tây Bắc, mùa mưa là mùa bội thu của người đi hái nấm. Mỗi lần mưa về, nấm nở nhiều, người dân lại kéo nhau lên rừng tìm nấm. Mỗi buổi hái cũng được vài ký, họ có thể đem ra chợ bán, bán cho nhà hàng hoặc về nhà phơi khô để bảo quản. Do có số lượng không nhiều như nấm trồng, và chỉ có nhiều ở mùa hè, nên nấm rừng luôn luôn đắt hàng. Khi hiếm hàng, thực khách chỉ có mua đồ khô với giá cao hơn, hoặc sử dụng nấm được trồng tự nhiên bởi con người. Bạn có thể đọc bài viết giá nấm hương khô mà fooodexkorea đã chia sẻ trước đây để nắm được giá của sản phẩm này
2. Phân biệt nấm thật và nấm kém chất lượng
Do thị trường hiện nay có nhu cầu rất lớn về nấm, đôi khi thực khách bị mua phải nấm kém chất lượng. Loại nấm kém chất lượng này có mùi đã được xử lý bằng hóa chất. Khi sử dụng có thể gây ngộ độc, gây hại tới sức khỏe.
a. Nấm sạch và nấm bẩn
Nấm đông cô – nấm hương dù là tự nhiên hay nhân tạo thì cũng sinh trưởng rất mạnh. Không cần bón phân hay phun hóa chất, chỉ cần mùn cưa và độ ẩm thích hợp là nấm sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, vấn đề tại khâu bảo quản và sấy khô. Nếu bảo quản sau thu hoạch không tốt, dẫn đến hỏng nấm. Gian thương tiếp tục sấy nấm bằng hóa chất và đẩy xuống các vùng núi để tiêu thụ.
Đặc điểm nhận dạng nấm chất lượng kém: thịt nấm màu vàng, mùi hóa chất và không có mùi thơm tự nhiên. Nếu bạn để ý kỹ mũ nấm sẽ thấy sự khác biệt. Với nấm bình thường được sấy chuẩn, mũ nấm sẽ không rách, da nấm đều và liền nhau. Với nấm được sấy ẩu và sấy bằng hóa chất, sẽ xuất hiện nhiều vết nứt trắng trên da nấm. Do nước bị bốc hơi nhanh, nấm không co rút kịp nên tạo rãnh nứt sâu trên mũ. Đây là dấu hiệu của nấm không đảm bảo, mọi người lưu ý nhé
b. Phân biệt nấm hương rừng tự nhiên và nấm trồng
Phân biệt hai loại nấm này rất dễ với những người được tiếp xúc trực tiếp hoặc biết quan sát. Với nấm hương được nuôi trồng, mũ nấm to, tròn, múp, có màu nâu nhạt tới vàng. Chân nấm nuôi trồng nhỏ, ngắn và gốc không lớn lắm. Ngược lại với những người anh em được nuôi trồng, nấm hương rừng có mũ nấm xấu hơn.
Kích thước nấm mũ trong một mẻ khác nhau. Chân nấm to và dài hơn nấm nuôi, vì sống trong môi trường tự nhiên nên cần bộ chân tốt để bấm chắc vào cành gỗ mục. Chân nấm rừng cũng dài và dai hơn nấm nuôi. Các món chay nêu được là bằng nấm rừng sẽ ngon và dai giòn hơn nhiều.
nấm hương rừng ngon loại 1
Một lưu ý nữa khi phân biệt nấm rừng và nấm nuôi trồng, đó là mùi hương. Hương thơm của nấm trồng thơm, nhẹ nhàng. Với nấm hương rừng, mùi thơm rất mạnh, đi thoáng qua là nhận thấy. Mùi hương khó làm giả, nếu bạn đã từng thử qua, chắc chắn sẽ không thể nhầm lẫn được.
Để lựa chọn sản phẩm nấm an toàn, cách tốt nhất, bạn nên lựa chọn trực tiếp tại chợ. Người dân các vùng Cao Bằng, Sapa hái nấm xong sẽ trực tiếp bán ở chợ, mua nấm lúc này là tốt nhất. Nếu ở xa, bạn nên lựa chọn những cơ sở mua bán uy tín. Có rất nhiều cơ sở bán nấm hương rừng tại Hà Nội, bạn nên tìm hiểu kỹ nhé.
3. Công dụng của nấm hương rừng
Còn được gọi là thịt chay, nấm hương rừng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Được chứng minh rằng có chứ hàm lượng đạm thực vật vượt trội, cùng với rất nhiều khoáng chất. Trong nấm hương rừng có chứa ma giê, sắt, kẽm, bộ ba khoáng chất này giúp đẹp da, bổ huyết rất tốt. Ngoài ra, nấm đông cô còn chứa các vitamin họ B, C, chât xơ giúp tăng cường miễn dịch, củng cố hệ tiêu hóa.
Do đó, nấm đông cô được sử dụng nhiều để nấu các món ăn giúp tnăg cường sức khỏe. Thường được hầm với gà, chân giò, các thực phẩm dinh dưỡng khác để bồi bổ cho người ốm. Bà bầu cũng được khuyến khích dùng nấm để dưỡng thai, tăng cường sức khỏe. Gần đây, đã xuất hiện sản phẩm nấm hương rừng sấy khô, dùng như một món ăn vặt rất hấp dẫn.
Trong văn hóa ẩm thực là vậy, nấm hương, đặc biệt là nấm hương rừng là một thực phẩm không thể thiếu trong các món ngon. Còn trong đông y, nấm hương được nhận xét có vị ngọt, tính bình. Công dụng là tiêu đờm dưỡng huyết, bổ tỳ, ức chế tế bào ung thư, giảm mỡ máu, hạ áp và phòng ngừa sỏi thận.
Tuy nhiên, nấm vốn mang thiên hướng là hàn tính, nếu người hư nhược sử dụng nấm sẽ mang tác dụng phụ. Thông thường sẽ là ăn kém, người suy nhược, mệt mỏi không dứt. Nếu muốn sử dụng thì phải kết hợp với các thực phẩm bổ sung khác, nhất là thịt đỏ hoặc thị gà.
4. Các món ăn ngon với nấm hương rừng
Trước đây chúng tôi cũng có chia sẻ cách chế biến nấm đông cô ngon nhất. Nhưng ở bài viết này chúng tôi giới thiệu thêm đến bạn đọc 2 món ăn được nhiều người yêu thích chế biến từ nấm đông cô hay nấm hương rừng.
Tại Trung Quốc, nấm hương được sử dụng từ trước CN để làm các món ăn và dùng trị bệnh. Tại nước ta, nấm đông cô cũng được sử dụng trong rất nhiều món ăn bổ dưỡng. Có thể dùng để ăn trong bữa hàng ngày hoặc dùng làm món bổ để bồi dưỡng. Có thể dùng làm món chay. Chúng ta cùng tìm hiểu một số món ăn ngon với loại nấm hương rừng nhé.
a. Món đầu tiên trong danh sách là một món chay. “RUỐC NẤM”
Là món ăn từng làm mưa làm gió một thời gian trước đây trong giới trẻ theo xu hướng thực phẩm sạch. Tuy vậy, món ruốc từ chân nấm đã được đứa vào sử dụng từ lâu trước đâu rồi. Đến nay, nhờ các phương tiện thông tin, mạng xã hội, ruốc nấm được giới thiệu nhiều hơn, phổ biến hơn.
Tuy là món chay nhưng dưỡng chất và hương vị đều không thể chê được. Không hề thua kém các món giàu đạm và dinh dưỡng từ động vật. Đặc biệt khi được dùng với nấm hương rừng, hương vị sẽ tăng thêm nhiều phần hấp dẫn.
Món ruốc nấm chay xuất hiện trong hầu hết các nhà hàng, cửa hàng món chay tại nước ta, cách làm đơn giản. Hơn nữa việc sử dụng nguyên liệu chất lượng cùng với sự tối giản các gia vị làm tăng vị ngọt của nấm. Tôn lên được chất nấm rừng ngọt đậm đà.
Chuẩn bị:
– Chân nấm hương rừng khô : khoảng 150gr
– Dầu ăn chay
– Muối, nước tương chay
Thực hiện:
– Ngâm chân nấm khô qua đêm.
– Khi nấm đã hút nước, đem đun sôi nước vừa phải và thả nấm vào. Đun nhỏ lửa để nấm chín đều. Chú ý đun nhỏ để nấm không bị cháy, nấu trong khoảng 30 ~ 40 phút
– Khi nấm chín đều, vớt ra để ráo. Khi nấm nguội bớt thì dùng tay xé nhỏ chân nấm thành 3 hoặc 4 phần. Chú ý nên dùng tay xé, không dùng kéo cát hoặc dao thái, ruốc sẽ bị vụn và không ngon.
– Chuẩn bị cối, cho phần nấm đã giã vào cối và giã đều. không nên giã nhuyễn quá món ruốc sẽ bị nát nhé. Khi mình làm cũng không dùng máy xay. Nếu xay không kéo sợi nấm sẽ vụn ra, thành phẩm sẽ vụn và khô khi thực hiện bước tiếp theo
– Khi giã xong, cho chút muối cùng nước tương đậu nành trộn cùng, bóp cho đều và vừa vị.
– Bắc bếp lên và sao ruốc với dầu ăn thực vật. Chú ý sao nhỏ lửa và quan sát kỹ để ruốc đạt độ mềm thích hợp nhé. Khi ruốc đang sao sẽ có màu nhạt hơn nguội, nên căn màu kỹ để tránh món ruốc bị đen thui nhé.
– Để ruốc nguội là bạn đã có một món chay chuẩn nhà hàng rồi nhé. Bảo quản bằng cách giữ trong lọ thủy tinh đậy kín, không cần bảo quản trong tủ lạnh cũng có thể giữ được rất lâu.
– Hương vị của món ruốc nấm hương rừng chính hiệu sẽ rất đậm dà, ngọt vị nấm, dai và thơm. Thích hợp để ăn cùng cơm nóng và các món rau, món chay khác. Chúc bạn thành công nhé
b. Tiếp theo trong danh sách là một món sử dụng mũ nấm. NẤM HƯƠNG RỪNG HẦM TIM HEO
Tim là bó cơ sạch, tinh khiết nhất trong cơ thể. Với cấu trúc liền mạch một khối, đây là bó bơ được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất. Kết hợp hai nguyên liệu này sẽ có được món ăn có tác dụng bồi bổ rất tốt. Khắc phục được cả tính hàn của nấm, dùng được cho người có cơ thể suy nhược, người ốm và bà bầu, người già và cả trẻ nhỏ nữa nhé. Hãy cùng làm món này với Foodex nào
Rửa sạch các nguyên liệu. Cho vào nồi áp suất hầm. Nếu bạn dùng bếp lửa thì đun nhỏ lửa đậy nắp đến khi các nguyên liệu mềm nhừ là được.
Với món ăn này, bạn nên dùng nóng là tốt nhất. Dân gian thường dùng món này để hỗ trợ trị các chứng hư nhược cơ thể, ăn kém, suy nhược cơ thể do stress.
Ngoài các món ăn với nấm hương rừng kể trên, còn có rất nhiều món ngon với các loại nấm khác mà bạn có thể tham khảo qua những bài viết trước đây mà chúng tôi đã chia sẻ :
Qua bài viết này, bạn đã có thể phân biệt được nấm hương rừng và nấm thường, nấm kém chất lượng rồi. Đồng thời hiểu thêm về công dụng của nấm hương rừng cũng như các món ăn, cách chế biến của loại thực phẩm này. Nếu bạn cần tư vấn thêm, bạn có thể comment phía dưới hoặc gọi điện vào HOTLINE: 1900986865 để nhận được tư vấn sản phẩm tốt nhất nhé!