Mắc khén có vị gì? – Nghe hương vị mới hiểu giá trị ẩm thực của nó

Mắc khén có vị gì mà nó trở thành một trong những nét văn hóa ẩm thực bậc nhất của vùng đất Tây Bắc. Và đây là câu trả lời. 

Mắc khén là gì?

Nếu từng có dịp lên các tỉnh miền núi, chắc chắn bạn đã từng thưởng thức món thịt nướng với hương vị độc đáo, khác lạ. Hương vị đó đến từ hạt mắc khén – loại gia vị chính trong ẩm thực vùng cao. Nhiều người vẫn đùa rằng hạt mắc khén có khả năng làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất!

Mắc khén trồng ở đâu?

Mắc khén còn được coi là một loại tiêu mọc tự nhiên ở các tỉnh miền Bắc nước ta như Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn hay một số tỉnh Tây Nguyên. Mắc khén của những cánh rừng ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La được cho là có chất lượng và tinh dầu cao nhất vùng Tây Bắc.

Đặc điểm cây mắc khén như thế nào?

Mắc khén là cây thân gỗ, to, cao. Hoa của nó nở thành từng chùm (giống như hoa Xoan), hàng năm đến tháng 11 Dương Lịch là ra hoa kết trái, chín rộ, đây là thời điểm thu hoạch. Người ta leo lên, ngắt thành từng chùm rồi để chỗ mát, hoặc treo trên lầu, bếp có thể sử dụng cả năm.  Cây mắc khén có gai và khó tách hạt ra khỏi cành. Rất nhiều cành cuộng lẫn nếu như không có sự tỉ mỉ lọc bỏ. Đúng ra thì không gọi là HẠT Mắc Khén, mà phải gọi là Quả Mắc Khén, vì phần gia vị sử dụng nó phải nó bao gồm quả (như quả cây rau Mùi) và thứ hạt đen đen (như hạt vừng) bên trong! Đó mới là Mắc Khén!
Cây mắc khén rừng

Cây mắc khén rừng

Mắc khén khô

  • Vỏ non có màu xanh lục. Khi chín, chúng chuyển sang màu hồng và mọc thành từng chùm. Quả tương đối tròn, có múi và to bằng hạt tiêu non. Tháng 11 là thời điểm chính để thu hoạch mắc khén.
  • Quả mắc khén khi còn tươi sẽ cho mùi thơm nồng hơn, nếu dùng ngay sẽ ngon nhất nhưng không để được lâu nên người ta thường hái về treo lên gác bếp để phơi khô trong một năm. Khi khô, quả sẽ tự động bong ra để lộ hạt đen lấp lánh. Vỏ tạo thành bông hoa xinh xắn, trông khá giống những cánh hoa thu nhỏ.
  • Nhiều người lầm tưởng phần hạt màu đen là tinh túy của mắc khén và thường được dùng làm gia vị. Nhưng phần thực sự có hương vị tuyệt vời là vỏ. Phần hạt đen bên trong không có mùi vị đặc biệt nên nhiều người cẩn thận còn đãi bỏ chứ không dùng.
  • Bảo quản gia vị mắc khén trong chai thủy tinh đậy nắp kín để dùng dần. Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy lượng thích hợp trong 1-2 tháng, rang 3-5 phút cho thơm. Để nguội rồi xay hoặc nghiền nhỏ, bảo quản cẩn thận để hạt không bị mất mùi. Có thể làm nên món ăn đặc sản, đặc sắc hay không thì chất lượng mắc khén là vô cùng quan trọng. 

Giải đáp thắc mắc: Mắc khén có vị gì? 

Phân biệt mắc khén và hạt tiêu

  • Nhiều người cứ gọi là “Hạt Tiêu rừng”, nhưng không phải. Theo đúng tiếng Thái (trắng) thì ta phải phát âm là MÁ KHÉN (chữ MÁ phát âm nhẹ dấu sắc thôi, là đúng tiếng Thái rồi đấy), nhưng thôi, tôi cứ theo cách mọi người dùng tiếng Phổ thông, gọi là MẮC KHÉN cho dễ hiểu. 
  • Hạt Mắc Khén được coi là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc, mang đậm nét văn hóa, đặc biệt là dân tộc Thái, dân tộc H’Mông. Vì hầu hết các món ăn của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc đều dùng Mắc khén làm gia vị! Mắc khén có mùi thơm độc đáo đến không ngờ, mùi thơm nồng. Thơm gấp nhiều lần hạt tiêu và đặc biệt là cảm giác “tê dại” khi ăn và nếm thử Mắc Khén. Giống như khi ta có dòng điện 3, 5 vôn chạm vào đầu lưỡi.
Bài viết cùng chuyên mục: Rau dớn rừng – đặc sản vùng núi Tây Bắc – Món ăn không thể bỏ lỡ 
Mắc khén khô

Mắc khén khô

Mắc khén cũng không cay nồng, không xộc lên mũi như hạt tiêu mà tỏa ra một mùi hương nồng dịu, cho bạn cảm giác sảng khoái như được xông tinh dầu trong spa. Với những người sành ăn thì chỉ cần ngửi mùi hạt mắc khén thôi cũng đủ để cảm nhận ra vị ngọt của hương thơm. Một hương vị nồng dịu nhưng khó cưỡng. Khi cắn nhẹ một quả mắc khén bạn sẽ thấy cảm giác hơi tê tê, the trên đầu lưỡi. Thêm một chút đắng nhẹ và dư vị ngọt ngọt, thơm thơm trong miệng. Còn hạt tiêu có vị ngọt thơm và cay hơn.

Mắc khén và mắc khứn

Nhiều loại hàng hạt mắc khén hiện nay bị đem trộn lẫn với hạt mắc khứn. 2 loại này rất giống nhau nên ai chưa quen sẽ rất dễ mua phải hàng độn đó, hạt mắc khứn có hình giống mắc khén cũng có hạt đen nhưng có nhiều cánh nở rộ hơn mắc khén và khi nhai sẽ không bị tê đầu lưỡi, không có mùi vị đặc trưng của mắc khén.

Gia vị mắc khén hạt dổi trong các món ăn.

Mắc khén làm món gì? Mắc khén được dùng trong hầu hết các món ăn, đặc biệt thích hợp với các món nướng như: Gà nướng, cá nướng, heo nướng, bò nướng thơm ngon, hấp dẫn. Chi tiết cách sử dụng như sau

Mắc khén làm món gì? =>MÓN NƯỚNG

Mắc khén rất hợp với các món nướng! Người ta ướp 1 chút mắc khén vào Cá hoặc Thịt rồi nướng thì có vị đặc trưng, ăn 1 lần khó quên lắm. Người Tây Bắc đi rừng, đi sông suối bắt cá luôn luôn mang theo 1 gói nhỏ bột Mắc Khén để sử dụng.
Mắc khén có vị gì - thưởng thức món nướng thơm ngon với gia vị mắc khén

Mắc khén có vị gì – thưởng thức món nướng thơm ngon với gia vị mắc khén

CÓ NGAY ĐẶC SẢN HÀ GIANG TẠI NHÀ VỚI CÔNG THỨC LÀM THỊT LỢN NƯỚNG MẮC KHÉN

Mắc khén làm món gì? => MÓN RÁN

Có thể dùng Mắc Khén để tẩm ướp thực phẩm như thịt, cá trước khi đem rán. Mùi Mắc Khén cay cay, thơm thơm, đảm bảo không có loại gia vị nào đặc biệt đến thế.
Mắc khén có vị gì ?

Mắc khén có vị gì ?

Mắc khén làm món gì? => PHA NƯỚC CHẤM

Chỉ cần cho một ít bột Mắc Khén đã rang vào bát nước chấm. Chấm gì cũng ngon, đặc biệt là Cá nướng, thịt nướng hoặc chiên.

TẨM ƯỚP LÀM THỊT KHÔ

Nhiều người thắc mắc Thịt Trâu hay thịt Khô Bắc có vị gì đặc biệt. Mắc khén cần Mắc khén, chính Mắc khén đã mang đến hương vị rất riêng của các món ăn Tây Bắc. LƯU Ý: Không nên cho quá nhiều mắc khén, món ăn của chúng ta sẽ bị đắng. Với một lượng vừa phải. Sau đó khi ăn, nếu chưa hài lòng, chấm Mắc Khén với nước sốt hoặc trộn với bột canh để chấm thêm.

MẮC KHÉN MUA Ở ĐÂU CHẤT LƯỢNG UY TÍN HÀNG THẬT 100% TẠI HÀ NỘI. Xem chi tiết: Tại đây


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *