Dưỡng môi tại nhà cùng các nguyên liệu dễ tìm tại nhà không tốn tiền

Dưỡng môi tại nhà cùng các sản phẩm tự nhiên có sẵn ở nhà bếp là lựa chọn của rất nhiều chị em. Bởi nó vừa dễ thực hiện mà hiệu quả đem lại cũng vô cùng cao. Để duy trì được một đôi môi mềm mại, cần phải cung cấp đủ dưỡng chất cho môi. Đặc biệt, trong độ thời tiết hanh khô thì việc dưỡng môi là điều vô cùng quan trọng. Hiểu được nỗi lòng của bao chị em làm đẹp, Foodexkorea chúng tôi xin chia sẻ một chút bí quyết dưỡng môi tại nhà cùng các nguyên liệu đơn giản dưới đây nhé!

1. Một số nguyên nhân khiến đôi môi bị khô ráp, nứt nẻ

Cảm giác đôi môi bị khô thường sẽ gặp vào mùa đông, đặc biệt khi độ ẩm không khí giảm. Điều này khiến cho rất nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu. Một số trường hợp có thể dù là đông hay hè đềy bị nứt, khô môi và thậm chí còn chảy máu. Để điều trị được tình trạng môi bị nứt nẻ thì trước hết, chúng ta cần phải nắm được nguyên nhân mình bị khô môi. Điển hình có thể kể đến một số nguyên nhân chính dưới đây:
  • Liếm môi thường xuyên
  • Thở bằng miệng thay vì mũi
  • Không dưỡng môi thường xuyên
  • Cơ thể bị mất nước
  • Tiêu thị quá nhiều vitamin A vào cơ thể
  • Sử dụng loại kem đánh răng không phù hợp làm môi bị mất độ ẩm tự nhiên
  • Bị các bệnh lý dị ứng
  • Do sử dụng các thuốc điều trị
  • Bị tác động bởi các yếu tố của môi trường xung quanh
  • Chế độ ăn không khoa học, thường là ăn nhiều đồ cay và mặn
  • Lựa chọn loại mỹ phẩm không phù hợp
  • Sinh hoạt không khoa học: ăn, ngủ không đúng giờ
Trên đây là các nguyên nhân tiêu biểu nhất dẫn đến môi bị khô, nứt nẻ. Hiểu được mình gặp tình trạng nào, từ đó mà có cách điều trị phù hợp với bản thân. Nên thăm khám bác sỹ để có được tư vấn tốt nhất nhé! > Xem thêm: Khám phá những lợi ích của lá thyme bất ngờ cho sức khỏe

2. Các cách dưỡng môi tại nhà hiệu quả nhất cùng các nguyen liệu tự nhiên

2.1 Hỗn hợp đường và mật ong

Sự kết hợp giữa đường nâu và mật ong là hỗn hợp hỗ trợ tẩy da chết cho đôi môi vô cùng hiệu quả. Việc tẩy tế bào chết đúng cách sẽ giúp cho đôi môi có một độ mềm mại, hồng hào, tràn đầy sức sống. Bước tẩy da chết là bước vô cùng quan trọng, chúng quyết định rằng môi có mềm mại, thẩm đủ dưỡng chất được hay không. Chỉ với một ít mật ong và đường, một hỗn hợp tẩy da chết đã được hoàn thiện với công dụng vô cùng tuyệt vời. Nguyên liệu chuẩn bị: 
  • Đường nâu ( 2 thìa)
  • Mật ong ( 1 thìa)
Các bước tiến hành:
  • Trộn 2 thìa đường nâu, 1 thìa mật ong vào một cái chén nhỏ
  • Vệ sinh môi sạch sẽ trước khi tẩy da chết
  • Cho hỗn hợp vừa trộn lúc nãy lên môi, đợi tầm vài phút và tiến hành dùng hai ngón tay chà nhẹ. Massage nhẹ nhàng để đôi môi được tẩy da chết một cách tốt nhất.

2.2 Các loại tinh dầu ( dầu dừa, dầu ooliu, thầu dầu, hạt lanh,…)

Sử dụng các loại tinh dầu có thể hỗ trợ bạn tăng được độ ẩm cho đôi môi. Có thể sử dụng tinh dầu dừa, dầu oliu, thầu dầu,…. Chỉ cần mỗi ngày thoa lên môi một vài giojy, chúng ta sẽ không còn gặp tình trạng môi bị nứt nẻ, khô ráp, bong tróng. Việc sử dụng tinh dầu để dưỡng môi thường xuyên sẽ giúp bạn có được đôi môi căng mong. Các axit béo sẽ giúp cho bạn thay đổi được vẻ ngoài của đôi môi.

2.3 Hạt lựu

Trong hạt lựu có chứa các chất oxy hóa rất tốt đối với đôi môi của chúng ta. Nếu hết hợp sử dụng cùng sữa sẽ tạo ra hiệu ứng căng mọng cho đôi môi của chứng ta. Chỉ cần mỗi ngày sử dụng một ít và thoa lên môi giữ khoảng 10 phút, bạn sẽ không còn gặp tình trạng môi bị nứt nẻ. > Xem thêm: 10+ tác dụng tràm trà dành cho chị em phụ nữ làm đẹp

2.4 Dưa chuột

Dưa chuột từ lâu đã được rất nhiều chị em làm đẹp lựa chọn để dưỡng da. Không những tốt cho sức khỏe, kích thích làn da mà chúng còn có tác dụng dưỡng môi vô cùng tuyệt vời. Mỗi ngày, chỉ cần một lát dưa chuột mỏng, massage nhẹ nhàng lên môi sẽ giúp cho đôi môi của chúng ta trông căng mọng , sức sống hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dưỡng môi bằng cách ép dứa chuột để lấy nước. Với nước dưa chuột, bạn tiến hành chườm lên môi khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Đôi môi sẽ biến mất hoàn toàn các triệu chứng khô ráp gây khó chịu.

2.5 Nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội, đây là một loại sản phẩm có tác dụng điều trị đôi môi bị khô, nứt nẻ. Sử dụng nha đam, chúng ta sẽ có được một đôi môi có độ ẩm tự nhiên cùng màu hồng tự nhiên rất sức sống.

2.6 Cánh hoa hồng

Nếu muốn chăm sóc đôi môi tại nhà, cánh hoa hồng là lựa chọn vô cùng tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Kết hợp cánh hoa hồng ngâm cùng mật ong hoặc glycerin sẽ cho chúng ta một hỗn hợp dưỡng môi vô cùng tuyệt. Mỗi ngày, sử dụng cánh hoa hồng để đắp lên môi từ 10 – 15 phút, sau đó tiến hành rửa lại với nước sạch. Chỉ khoảng 3 -5 ngày, bạn sẽ cảm thấy đôi môi của mình được cải thiện, mềm mại đáng kể.

2.7 Nước cốt chanh

Nếu bạn muốn có một đôi môi được tẩy da chết đúng kỳ, vừa kết hợp hỗ trợ làm môi sáng hồn tự nhiên. Việc lựa chọn nước cốt chanh để sử dụng là điều vô cùng đúng đắn. Chỉ cần một ít nước cốt chanh hòa cùng đường nâu. Thoa đều lên môi với tần suất 3-4 lần/ tuần. Làn môi của bạn sẽ có được một màu hồn tự nhiên cùng một độ căng mọng vô cùng đẹp. Chanh là loại thực phẩm có khả năng tẩy trắng tự nhiên rất tốt. Vì thế mà chúng có khả năng tẩy tết bào chết cho môi vô cùng hiệu quả. > Xem thêm: Không cần tốn tiền vẫn có thể lam trắng răng tại nhà bạn đã thử?

3. Một số lưu ý giúp đôi môi của bạn được hồng sáng tự nhiên

Nếu bạn đang muốn sở hữu một đôi môi hồng tự nhiên, căng mịn đầy ngọt ngào thì không nên vội lướt qua. Bởi dưới đây là một số lưu ý để đôi môi của chúng ta tránh khỏi hiện tượng thâm, đen trông rất mất thẩm mỹ.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho môi
  • Không sử dụng nhiều các chất kích thích
  • Không dùng son có chứa nhiều hóa chất
  • Không hút thuốc lá
  • Không liếm môi
  • Nên tẩy trăng cho môi trước khi đi ngủ
  • Tẩy da chết cho môi định ký khoảng 3lần/ tuần
  • Không nên dùng tay để bóc da môi khi môi bị khô nứt
Bên cạnh cách dưỡng môi tại nhà hiệu quả trên thì cũng nên lựa chọn loại son dưỡng phù hợp với đôi môi để có được hiệu quả tốt nhất. Việc có một đôi môi hồng hào sẽ giúp cho bạn có được nụ cười tự nhiên, khuôn mặt tươi tắn và tình thần thoải mái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *