Bệnh loãng xương là gì? Dấu hiệu nhận biết nhanh về bệnh loãng xương
Tháng Hai 1, 2019 -
1 bình luận -
467
lượt xem
Bệnh loãng xương là gì? Dấu hiệu nhận biết nhanh về bệnh loãng xương. Tất cả được Foodexkorea giải thích chi tiết trong bài viết này nhé.
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng Canxi gắn với các khung này. Những người trên 65 tuổi, nguy cơ bị gãy xương ở cột sống, cổ xương đùi hoặc cổ tay do loãng xương là rất cao.
Những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương
Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:
Dinh dưỡng thiếu: Canxi, photpho, magie, albumin dạng keo, axit amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương. Đặc biệt canxi rất quan trọng, không chỉ người già, mà trẻ nhỏ thiếu canxi có thể dẫn đến bệnh còi xương rất nguy hiểm.
Hormon sinh dục nữ giảm: phụ nữ sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu.
Hormon cận giáp: do canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ calci cần thiết trong máu, khi đó hormon cận giáp tiết ra để điều calci trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ Canxi trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.
Suy giảm miễn dịch: cũng góp phần gây chứng loãng xương.
Vấn đề tuổi tác: người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa.
>>> Xem thêm: 5 tác dụng tuyệt vời của giảo cổ lam với sức khỏe con người. Click here
Dấu hiệu nhận biết
Móng tay dễ bị gãy
Đau và hạn chế vận động cột sống, cánh chậu, bả vai.
Tái phát từng đợt, thường sau khi vận động nhiều, chấn thương nhẹ, thay đổi thời tiết.
Các triệu chứng toàn thân: người bệnh có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, thường xuyên bị chuột rút, đổ mồ hôi bất thường
Cột sống giảm dần chiều cao, biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù vùng lưng hay thắt lưng, chiều cao cơ thể giảm đi rõ rệt so với khi còn trẻ tuổi.
Xương dễ gãy, đôi khi chỉ một chấn thương nhẹ cũng làm gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, gãy lún đốt sống.
Kết luậnLoãng xương đang phổ biến ở người già, nhưng đang có xu hướng trẻ hóa. Cách tốt nhất là tạo cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống các loại thực phẩm giàu canxi tốt cho xương và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, có nhu thế xương cốt mới dẻo dai hơn và giúp cơ thể khỏe mạnh.