[Tham khảo] đặc sản chùa Hương nhất định mua về làm quà?

Chùa Hương chính là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Việt Nam mỗi khi du khách đặt chân tới mảnh đất hình chữ S tham quan. Vậy, bạn có bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi “khi tới khu vực linh thiêng này, ngoài việc cúng lễ, thành tâm thì còn có những đặc sản gì để mua về làm quà không?”. Hãy theo chân Foodexkorea dạo một vòng khám phá toàn bộ vẻ đẹp ngôi chùa cổ kính và toàn bộ đặc sản chùa Hương để mua về làm quà biếu tặng nhé. 

1. Đặc sản chùa Hương là gì?

Chùa Hương là một ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam. Ngôi chùa linh thiêng này nằm ở xã Mỹ Đức, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đặc sản chùa Hương đó chính là những đặc sản nổi tiếng làm nên tên tuổi của ngôi chùa linh thiêng này. Dọc những đường bậc thang để đi lên chỗ lễ bái. Khách thập phương sẽ bắt gặp rất nhiều các gánh hàng rong bầy bán cực kì nhiều đặc sản. Mỗi một loại đồ ăn đều có những mức giá khác nhau cũng như hương vị rất riêng biệt. dac-san-chua-huong-la-gi Mỗi vùng miền đều có những đặc sản món ăn làm nên tên tuổi của mình. Nhưng có lẽ, đặc sản tại chùa Hương cổ kính luôn là thứ mà rất nhiều mong muốn được đặt chân tới đây tham quan du lịch cũng như mua về làm quà tặng. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

2. Đặc sản chùa Hương gồm những gì?

2.1 Bánh đặc sản chùa Hương?

2.1.1 Bánh củ mài

Loại bánh đầu tiên khi bạn tới chùa Hương nhất định phải mua đó là bánh củ mài. Bánh củ mài được làm 100% từ củ mài. Sau đấy, củ mài sẽ được nghiền nhuyễn thành dạng bột và đem nấu cùng bột nếp, mạch nha và đường. Để có được cốt bánh dẻo mềm mịn màng thì cần phải đòi hỏi rất nhiều ở kỹ thuật, kinh nghiệm của người làm bánh. Trải qua đôi bàn tay khéo léo, con mắt tinh tường của người làm bánh mà bánh củ mài được nặn thành rất nhiều hình dạng khác nhau trông cực kì bắt mắt. dac-san-chua-huong-banh-cu-mai Ngày nay, công thức làm bánh củ mài đã được chia sẻ rất rộng sang cả những địa phương xung quanh. Thứ bánh này bạn cũng hoàn toàn có thể dễ dàng làm chúng tại nhà theo công thức bên dưới đây: Nguyên liệu:
  • Bột củ mài 500gr
  • Trứng gà 3 quả
  • Vừng đen rang chín 15gr
  • 60gr trái cây sấy khô (nho khô, xoài sấy dẻo, chuối sấy khô, mít sấy khô,…)
Cách làm:
  • Cho củ mài + 1 lòng đỏ trứng gà + 10gr vừng đen vào máy xay sinh tố. Xay thật nhuyễn các nguyên liệu này lên cùng với nhau
  • Cho các loại trái cây sấy khô mà mình ưa thích vào xay cùng củ mài
  • Hỗn hợp đã nhuyễn, đổ ra khuôn lót giấy nướng
  • Làm nóng lò nướng với nhiệt độ 170 độ C trong vòng 5 phút
  • Cho bánh vào lò nướng, nướng bánh 40 phút là bánh chín và cắt thành từng miếng vừa đủ ăn

2.1.2 Bánh củ mài ngũ cốc

Bánh củ mài ngũ cốc chính là một phiên bản vô cùng mới mẻ của bánh củ mài. Nếu như bánh củ mài bông tới xốp thì bánh củ mài ngũ cốc lại cứng giòn có hình dạng tam giác hoặc kim tự tháp. Khi cắn, bánh sẽ rất giòn. Nhưng khi đưa vào miệng, nước bọt sẽ làm bánh mềm, tự tan trong khoang miệng mà không hề phải nhai. Nhưng khi ăn, bánh sẽ rơi rắc răng khiến nhiều người không mấy thiện cảm về thứ bánh này. Nhưng tới với chùa Hương, không mua bánh củ mài ngũ cốc về làm quà thì quá tiếc. dac-san-chua-huong-banh-cu-mai-ngu-coc Bánh có màu nâu và hương thơm từ ngũ cốc. Bạn có thể dễ dàng tìm mua thứ bánh này ở các gánh hàng rong hay ở những khu vực bến thuyền sông nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bánh củ mài ngũ cốc đơn giản tại nhà theo công thức sau: Nguyên liệu:
  • 10kg bột mì
  • 5kg đường đỏ
  • 0.5kg bột béo
  • 0.5kg bột vani
  • Máy đùn bỏng ngũ cốc
Cách thực hiện:
  • Cho bột mì + đường đỏ + bột béo + bột vani vào trong một chiếc chậu lớn, sạch
  • Trộn toàn bộ các nguyên liệu bột khô này lên cùng với nhau
  • Khởi động máy đùn bỏng. Mồi một ít nguyên liệu bột ẩm để máy sinh nhiệt (mất từ 5 – 10 phút)
  • Khi ống nhiệt đã đạt đủ nhiệt độ, bạn cho từ từ bột khô vào trong máy
  • Nguyên liệu đầu ra sẽ có dạng dẻo và kết dính sau đó sẽ phồng to dần, gặp không khí bánh sẽ đóng rắn lại
  • Sử dụng kéo và cắt bánh tạo thành những hình thù khác nhau
  • Quá trình sinh nhiệt cao sẽ làm bột bánh chín và bạn có thể thưởng thức được luôn

2.1.3 Bánh chè lam

Bánh chè lam chắc chắn không còn là thứ bánh quá xa lạ gì với người dùng Việt. Đây chính là món ăn đặc sản truyền thống xuất hiện nhiều trong dịp Lễ Tết. Bánh sẽ được làm từ những nguyên liệu như: bột gạo nếp, đậu xanh, đường, gừng, đậu phộng và một số nguyên liệu phụ gia khác. dac-san-chua-huong-banh-che-lam Bánh chè lam rất ngọt, chính vì vậy mà những ai yêu thích đồ ngọt thì ăn sẽ rất ngon. Còn với những ai mắc bệnh tiểu đường hay kiêng đồ ngọt thì tốt nhất hạn chế dùng loại bánh này. Bánh chè lam ăn rất dẻo, dai, mùi thơm từ các nguyên liệu và một chút hương vị cay nhẹ tê tê đầu lưỡi từ gừng tươi xay nhuyễn. Để thưởng thức bánh chè lam chuẩn vị nhất, bạn nên ăn bánh chè lam và nhâm nhi 1 tách trà tây bắc ấm nóng là tuyệt vời nhất.
Xem thêm Cách làm bánh chè lam TẠI ĐÂY!

2.2 Rau đặc sản chùa Hương?

2.2.1 Rau sắng chùa Hương

Rau sắng chính là loại rau đặc sản nổi tiếng tại chùa Hương. Rau sắng còn có tên gọi khác là rau ngót rừng. Đây là một loại rau sạch, có rất nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người dùng. Rau sắng phát triển cực kì mạnh mẽ ở những khu vực vùng núi đá vôi. Trong đó, phải kể tới những khu vực như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Phú Thọ,… Rau sắng chứa nhiều Vitamin C và chất đạm có lợi cho con người. Rau sắng chỉ thích hợp trồng ở những nơi râm mát, dưới những tán lá của cây cổ thụ to. Cây rau sắng có thể thu hoạch từ 7 – 10 nứa/năm. Thời điểm thu hoạch tốt nhất chính là vào mùa xuân hoặc tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Trong quãng thời gian này, lượng khách du xuân về chua Hương rất nhiều. Nhận thấy loại rau sạch có giá trị kinh tế cao mà người dân bán rau sắng tại chùa Hương rất nhiều và bạn cũng rất dễ dàng tìm mua. dac-san-chua-huong-rau-sang Mặc dù là loại rau sạch thơm ngon chất lượng. Nhưng rau sắng lại kiêng kỵ, không tốt dành cho phụ nữ đang mang thai. Rau sắng sẽ làm co bóp tử cung, dễ gây sảy thai. Chỉ nên dùng sau khi đã sinh xong. Rau sắng có thể được chế biến thành những món canh ngon như:
  • Rau sắng nấu thịt băm
  • Rau sắng nấu tôm khô
  • Rau sắng xào thịt bò

2.3 Đặc sản mơ và rượu mơ

chính là thứ quả mà du khách bắt gặp bầy bán nhiều ở dọc đường chùa Hương. Mơ rất chua, nếu ai có thể ăn được đồ chua thì đây chính là món ăn vô cùng khoái chí. Những trái mơ vàng óng, nhỏ xinh xắn đáng yêu. Bên ngoài được phủ một lớp lông tơ mịn màng sẽ là thứ quả mà không thể thiếu cho du khách vừa nhâm nhi trên chuyến đò để ngắm nhìn sông Hương tĩnh lặng tới lạ thường. dac-san-chua-huong-ruou-mo Không chỉ là thứ quả được ăn trực tiếp. Mơ chùa Hương còn được rất nhiều người săn đón tìm mua mạnh mẽ về ngâm rượu mơ dành cho đấng mày râu. Rượu mơ thường được ngâm từ 4 – 6 tháng có thể dùng được. Nước mơ vàng óng ả, trong veo, và đậm mùi thơm từ trái mơ hòa quyện vào từng giọt rượu. Cách ngâm rượu mơ đơn giản như sau. Nguyên liệu:
  • 20kg mơ
  • 50 lít rượu nếp ngon
  • 300ml mật ong
  • 3kg đường phèn
  • Bình ngâm rượu thủy tinh
Cách ngâm:
  • Rửa mơ dưới vòi nước sạch. Dùng tăm có đầu nhọn, cậy hết cuống mơ còn xót lại đi, đựng vào rổ
  • Cho toàn bộ mơ vào trong bình thủy tinh ngâm rượu
  • Cho đường phèn + mật ong lên trên trái mơ
  • Đổ từ từ rượu nếp vào trong bình ngâm rượu cho ngập mơ là được
  • Đậy kín miệng bình, tiến hành ngâm rượu mơ từ 4 – 6 tháng
  • Trong tháng ngâm đầu tiên, bạn hãy mở nắp bình, dùng đũa khuấy đều lên để đường phèn + mật ong hòa tan cùng với rượu
  • Đậy kín miệng bình lại như ban đầu
Để rượu mơ ngon, nguyên chất. Bạn nên ngâm ở nơi cao ráo, thoáng mát, bóng tối, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp ảnh hưởng tới nồng độ cồn.
Xem thêm: Các loại rượu ngâm hoa quả Tây Bắc dễ uống, bổ dưỡng

2.4 Đặc sản chè củ mài chùa Hương

Đến chùa Hương không chỉ thưởng thức bánh hay ngắm nhìn dòng sông Hương tĩnh lặng không đâu. Thứ mà khiến cho bạn phải say mê, giải khát,… đó chính là món chè củ mài. Chè củ mài ở đây được nấu nóng hôi hổi và ăn trực tiếp để bổ sung năng lượng tiếp tục hành trình đi lễ cầu may của mình. dac-san-chua-huong-che-cu-mai Chè củ mài chùa Hương có màu trắng đục nhìn rất giống màu sắn dây. Chè củ mài sánh, dẻo và được nấu cực kì khéo léo từ đôi bàn tay của người đầu bếp. Để có cho mình được thứ chè ngọt thanh, hương thơm nhè nhẹ từ củ mài sẽ đòi hỏi người nấu phải cực kì dày dặn kinh nghiệm. Với toàn bộ đặc sản chùa Hương như đã liệt kê ở trên đây. Foodexkorea hy vọng bạn sẽ có một ngày lễ dâng hương thanh tịnh, thoải mái với không gian thiên nhiên tuyệt đẹp, hòa quyện với những đồ ăn thức uống sẽ nạp thêm cho cơ thể những du khách thật nhiều sức khỏe để có buổi lễ cầu may thành công nhất. Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *